Lãnh đạo Cuba vừa tuyên bố có lẽ ông sẽ trở về với Giáo hội, nhưng có phải đây chẳng là gì hơn một động thái lọc lõi để đảo chiều sự tập trung của cộng đồng quốc tế khỏi bản chất đàn áp của chế độ nước mình?
Sau buổi gặp mới đây với Giáo hoàng Phanxicô tại Vatican, chủ tịch Cuba, Raul Castro đã nói rằng: ‘Nếu giáo hoàng cứ theo đường lối này, tôi sẽ cầu nguyện trở lại, và trở về với Giáo hội, tôi không đùa đâu.’
Liệu điều này có thể là thật hay không? Ông Castro đã 83 tuổi, độ tuổi mà người ta thường đã nghĩ đến số phận đời sau của mình. Nhưng ông vẫn đang nắm quyền một chế độ, không chỉ chính thức tuyên bố vô thần, mà còn là một chế độ đã bách hại Giáo hội trong nhiều thập kỷ, và đã thực hành nhiều chính sách thù địch sâu sắc với huấn giáo xã hội của Giáo hội.
Về huấn giáo xã hội của Giáo hội, chúng ta bắt đầu từ điểm nào đây? Có nhiều đường lối ở Cuba đối lập với đường lối của một quốc gia tốt. Nói về án tử hình chẳng hạn. Các bạn còn nhớ câu chuyện từ hơn 10 năm trước? Một số người Cuba, tuyệt vọng muốn thoát khỏi đảo quốc này, đã cướp một con tàu chạy trốn, đáng buồn thay lại bị hết nhiên liệu trước khi đến được Florida. 3 trong số họ, bị xử bắn, sau một quá trình xét xử rất ngắn ngủi. Số phận của họ là biểu trưng cho đường lối Cuba đối xử với dân mình.
Nếu ông Castro nghiêm túc về việc trở lại với Giáo hội, thì đây sẽ là một cuộc trở lại nổi tiếng, gần như chuyện Saolô thành Tarsus vậy. Là một người Công giáo phạm tội, những gì ông cần làm là đi xưng tội, nhưng xưng thế nào đây! Sẽ là bác bỏ lịch sử 60 năm qua hay xa hơn nữa của Cuba, hay nói chính xác hơn, là bác bỏ chuyện đời 60 năm qua của chính ông, con người gắn chặt với chế độ này. Một bác bỏ như thế, không chỉ là chấm dứt sự liên đới của ông với chế độ Cuba, nhưng còn là chấm dứt cả chế độ này. Chính quyền Cuba, với nền tảng là những tội lỗi của anh em nhà Castro và các đồng chí của họ, sẽ không thể tồn tại nổi nếu không tiếp tục duy trì các tội lỗi này.
Bất kỳ ai mong muốn trở lại với Giáo hội, phải xưng thú những tội lỗi đã khiến họ xa rời Giáo hội. Vậy để trở lại với Giáo hội,Castro cần phải nhận ra và thú nhận rằng sự đàn áp trong hơn nửa thế kỷ qua là một tội ác chống lại nhân loại và chống Chúa.
Ông nói về cầu nguyện, mà cầu nguyện là nguồn động lực, bởi khi cầu nguyện chúng ta thấy Chúa mặt đối mặt, và Ngài cho chúng ta thấy phản ảnh của chính mình, vốn thường không đẹp đẽ cho cam. Cầu nguyện là sự thúc bách phải thay đổi. Nếu ông Castro bắt đầu cầu nguyện, có lẽ ông sẽ thấy mình buộc phải thay đổi.
Dù ông Castro có bảo rằng ông không đùa đâu, tôi vẫn ngờ là ông chỉ chơi xỏ chúng ta mà thôi. Những người ngấp nghé chuẩn bị ăn năn sám hối, họ không đứng quá lâu ở mức đó đâu. Họ được thúc bách bởi sức đẩy của Thần Khí muốn thả mình vào Lòng Thương xót của Thiên Chúa. Họ không đứng lấp ló và mở miệng nói về chuyện này.
Nếu ông Castro đang chơi một ván cờ trong chuyện này, thì động cơ hẳn là chính trị. Giáo hoàng đang chuẩn bị viếng thăm Cuba trong vài tháng nữa thôi. Chuyến viếng thăm Cuba sẽ được Hoa Kỳ quan sát thật kỹ. Câu chuyện ‘sẽ có hay sẽ không’ hoán cải của chủ tịch Castro, sẽ thu hút rất nhiều dư luận và đẩy trọng tâm chú ý xa khỏi bản chất đàn áp của chính thể Cuba. Đây là một nước cờ chính trị khôn lanh. Một sự hoán cải sẽ là dấu chỉ chế độ này quy phục trước văn minh. Còn việc nói về chuyện hoán cải thì đơn giản chỉ là kéo dài thêm thời gian cho chế độ Cuba mà thôi.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc