Trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Ba 19 tháng Năm, Đức Thánh Cha nói nhiều người dân Rohingya ở Miến Điện, các tín hữu Kitô và người Yazidis tại Iraq đã buộc phải nói lời chia tay với những ngôi nhà của họ. Cuộc đời của chúng ta đều được đánh dấu bằng những lời tạm biệt và vĩnh biệt có tầm quan trọng khác nhau. Mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về sự vĩnh biệt cuối cùng của chúng ta khỏi cuộc sống này và ý nghĩa của sự phó thác trong tay Chúa.
Bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô được cảm hứng từ những lời chia tay của Chúa Giêsu trước khi bước vào cuộc thương khó và cái chết, và tiếng khóc của Thánh Phalô trên bãi biển với những người tiễn ngài lên Giêrusalem.
Dựa trên hai sự kiện này, Đức Thánh Cha đã nói về những lời tạm biệt và vĩnh biệt ghi dấu trong cuộc đời mỗi người chúng ta ra sao, và chúng ta nên đối diện với những biến cố này như thế nào.
Cuộc sống của chúng ta trong cõi nhân sinh này được tạo thành bởi cơ man những lời tạm biệt và vĩnh biệt lớn nhỏ, trong đó không thiếu những chia tay đẫm lệ và tan nát tâm can.
Đức Thánh Cha nói:
“Ngày hôm nay đây, chúng ta hãy nghĩ đến những người Rohingya tội nghiệp ở Miến Điện. Khi rời bỏ vùng đất của mình để trốn chạy sự đàn áp, họ không biết điều gì sẽ xảy ra với họ. Và họ đã phải ở trên thuyền hàng tháng trời. Họ đến một thị trấn, người ta cho họ thực phẩm và nước uống và bảo họ đi chỗ khác đi. Đó là một lời từ biệt. Lời chia tay hiện sinh này đang diễn ra trong thời đại chúng ta. Chúng ta cũng hãy suy nghĩ về những lời chia tay của các Kitô hữu và người Yazidis Iraq, là những người tin rằng họ không còn có thể quay trở lại vùng đất của họ vì họ đã bị đuổi khỏi những ngôi nhà thân yêu của mình. Điều này đang xảy ra ngay bây giờ.”
Đức Giáo Hoàng nói có những chia tay nhỏ như khi một người mẹ ôm đứa con trai sắp ra chiến trường và rồi có cái vĩnh biệt sau cùng khi một người rời khỏi thế giới này. Ngài nhận xét rằng chia tay là một chủ đề được khám phá nhiều trong nghệ thuật và trong những bài hát.
“Tôi đang nghĩ đến một điều đó là trung đoàn Alpini của Ý, khi sĩ quan chỉ huy tạm biệt những người lính của mình, đến di chúc của viên sĩ quan này. Tôi đang nghĩ đến cái chia tay lớn của tôi, khi tôi không nói ‘hẹn gặp lại nhé’, ‘tạm biệt’, nhưng là ‘vĩnh biệt’. Hai bài đọc đều dùng chữ ‘addio’ (chia tay theo nghĩa cuối cùng). Thánh Phaolô phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, và Chúa Giêsu trao phó các môn đệ Người vẫn còn trên dương thế này cho Chúa Cha. ‘Họ không thuộc về thế gian này.. xin Cha gìn giữ họ’. Chúng ta chỉ nói ‘vĩnh biệt’ tại thời điểm của những chia tay sau cùng, khi chia tay cuộc sống này hay là vĩnh viễn không còn trông thấy nhau.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về ngày vĩnh biệt cuối cùng của mình hay ngày mình qua đời và tự vấn lương tâm của chúng ta, như Chúa Giêsu và Thánh Phaolô đã làm.
“Tôi sẽ để lại cho đời cái gì? Cả Chúa Giêsu và thánh Phaolô trong hai bài đọc đều thực hiện một loại xét mình: ‘Tôi đã làm điều này, điều nọ và điều kia ... Và tôi đã làm được những gì? Sẽ tốt cho tôi để tưởng tượng ra bản thân mình tại thời điểm đó. Chúng ta không biết khi đó sẽ xảy ra những gì, nhưng khi đó những thành ngữ như ‘gặp lại sau nhé’, ‘mong sớm gặp lại’, ‘ngày mai gặp lại nhé’, ‘tạm biệt’... sẽ trở thành ‘vĩnh biệt’ – addio. Liệu tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, để tín thác nơi Ngài, để nói với Chúa những lời của đứa con đặt mình trong tay Cha?”
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết làm thế nào để nói lời vĩnh biệt và thật sự phó thác cho Thiên Chúa ở cuối cuộc đời của chúng ta.
Bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô được cảm hứng từ những lời chia tay của Chúa Giêsu trước khi bước vào cuộc thương khó và cái chết, và tiếng khóc của Thánh Phalô trên bãi biển với những người tiễn ngài lên Giêrusalem.
Dựa trên hai sự kiện này, Đức Thánh Cha đã nói về những lời tạm biệt và vĩnh biệt ghi dấu trong cuộc đời mỗi người chúng ta ra sao, và chúng ta nên đối diện với những biến cố này như thế nào.
Cuộc sống của chúng ta trong cõi nhân sinh này được tạo thành bởi cơ man những lời tạm biệt và vĩnh biệt lớn nhỏ, trong đó không thiếu những chia tay đẫm lệ và tan nát tâm can.
Đức Thánh Cha nói:
“Ngày hôm nay đây, chúng ta hãy nghĩ đến những người Rohingya tội nghiệp ở Miến Điện. Khi rời bỏ vùng đất của mình để trốn chạy sự đàn áp, họ không biết điều gì sẽ xảy ra với họ. Và họ đã phải ở trên thuyền hàng tháng trời. Họ đến một thị trấn, người ta cho họ thực phẩm và nước uống và bảo họ đi chỗ khác đi. Đó là một lời từ biệt. Lời chia tay hiện sinh này đang diễn ra trong thời đại chúng ta. Chúng ta cũng hãy suy nghĩ về những lời chia tay của các Kitô hữu và người Yazidis Iraq, là những người tin rằng họ không còn có thể quay trở lại vùng đất của họ vì họ đã bị đuổi khỏi những ngôi nhà thân yêu của mình. Điều này đang xảy ra ngay bây giờ.”
Đức Giáo Hoàng nói có những chia tay nhỏ như khi một người mẹ ôm đứa con trai sắp ra chiến trường và rồi có cái vĩnh biệt sau cùng khi một người rời khỏi thế giới này. Ngài nhận xét rằng chia tay là một chủ đề được khám phá nhiều trong nghệ thuật và trong những bài hát.
“Tôi đang nghĩ đến một điều đó là trung đoàn Alpini của Ý, khi sĩ quan chỉ huy tạm biệt những người lính của mình, đến di chúc của viên sĩ quan này. Tôi đang nghĩ đến cái chia tay lớn của tôi, khi tôi không nói ‘hẹn gặp lại nhé’, ‘tạm biệt’, nhưng là ‘vĩnh biệt’. Hai bài đọc đều dùng chữ ‘addio’ (chia tay theo nghĩa cuối cùng). Thánh Phaolô phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, và Chúa Giêsu trao phó các môn đệ Người vẫn còn trên dương thế này cho Chúa Cha. ‘Họ không thuộc về thế gian này.. xin Cha gìn giữ họ’. Chúng ta chỉ nói ‘vĩnh biệt’ tại thời điểm của những chia tay sau cùng, khi chia tay cuộc sống này hay là vĩnh viễn không còn trông thấy nhau.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về ngày vĩnh biệt cuối cùng của mình hay ngày mình qua đời và tự vấn lương tâm của chúng ta, như Chúa Giêsu và Thánh Phaolô đã làm.
“Tôi sẽ để lại cho đời cái gì? Cả Chúa Giêsu và thánh Phaolô trong hai bài đọc đều thực hiện một loại xét mình: ‘Tôi đã làm điều này, điều nọ và điều kia ... Và tôi đã làm được những gì? Sẽ tốt cho tôi để tưởng tượng ra bản thân mình tại thời điểm đó. Chúng ta không biết khi đó sẽ xảy ra những gì, nhưng khi đó những thành ngữ như ‘gặp lại sau nhé’, ‘mong sớm gặp lại’, ‘ngày mai gặp lại nhé’, ‘tạm biệt’... sẽ trở thành ‘vĩnh biệt’ – addio. Liệu tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, để tín thác nơi Ngài, để nói với Chúa những lời của đứa con đặt mình trong tay Cha?”
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết làm thế nào để nói lời vĩnh biệt và thật sự phó thác cho Thiên Chúa ở cuối cuộc đời của chúng ta.
Nguồn: Vietcatholic
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc