VATICAN. Trong Sứ điệp nhân ngày Thế giới truyền giáo lần thứ 89, ĐTC Phanxicô đặc biệt khuyến khích người trẻ và giáo dân dấn thân truyền giáo.
Ngày thế giới truyền giáo năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 18-10 tới đây. Trong Sứ điệp công bố Chúa Nhật 24-5-2015, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ĐTC khẳng định rằng người trẻ có khả năng làm chứng tá can đảm, có những công trình quảng đại và nhiều khi đi ngược dòng. Ngài mời gọi họ đừng để bị tước đoạt mất giấc mơ truyền giáo đích thực, theo Chúa Giêsu, và chấp nhận hiến thân trọn vẹn, vì việc loan báo Tin Mừng, trước khi là điều cần thiết cho những người chưa biết Chúa, thì đã là một nhu cầu đối với những ai yêu mến Chúa”.
ĐTC cũng kêu gọi những người thánh hiến, các tu sĩ nam nữ, khi phục vụ sứ mạng truyền giáo, hãy thăng tiến sự hiện diện của các tín hữu giáo dân, can đảm cởi mở đối với những người sẵn sàng cộng tác vào kinh nghiệm truyền giáo, kể cả trong trường hợp ngắn hạn, vì ơn gọi truyền giáo là điều nội tại ở trong bí tích rửa tội và liên hệ tới tất cả mọi người.
Trong phần đầu của Sứ điệp, ĐTC nhắc nhở rằng truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, hay là một chiến lược, nhưng là lòng say mê đối với Chúa Kitô, đối với dân chúng và Tin Mừng. Ngài cũng nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa đời sống thánh hiến và sứ vụ truyền giáo. ĐTC nhắc đến điều này trong bối cảnh Năm Đời sống Thánh Hiến đang được cử hành trong toàn Giáo Hội, và năm nay kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Ad Gentes của Công đồng chung Vatican 2 về công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.
ĐTC khẳng định rằng ”Ai theo Chúa Kitô thì không thể không trở thành thừa sai. Vì thế, những người thánh hiến được mời gọi lắng nghe Chúa Thánh Linh, và đi tới những biên cương rộng lớn, những ”khu vực ngoại ô” của các miền truyền giáo, nơi mà Tin Mừng chưa được truyền tới cho dân ngoại.
Trong bối cảnh này, ĐTC nói đến một thách đố hàng đầu trong sứ vụ truyền giáo ngày nay là ”tôn trọng nhu cầu của mọi dân tộc, tái khởi hành từ các căn cội của mình và bảo tồn các giá trị của những nền văn hóa liên hệ. Thực vậy, mỗi dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có quyền được giúp đỡ trong truyền thống của họ, để hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa và đón nhận Tin Mừng. Ngoài ra, những người ưu tiên được đón nhận lời loan báo ấy chính là những người nghèo, những người bé nhỏ, yếu đau, bị coi rẻ và lãng quên, vì có một mối liên hệ không thể tách rời giữa đức tin và người nghèo”.
Với ý hướng đó, ĐTC kêu gọi những người thánh hiến hãy bước theo Chúa Kitô trong sự chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo. Đây không phải là một chọn lựa ý thức hệ, nhưng là đồng hóa với người nghèo như Chúa đã làm, từ bỏ việc thực thi mọi quyền lực để trở nên anh em của những người rốt cùng, mang lại cho họ niềm vui Phúc Âm và tình bác ái của Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC đề cao tầm quan trọng của sự cộng tác và hợp lực giữa GM Roma và các Hội dòng truyền giáo của Giáo Hội, để bảo đảm tình hiệp thông, để mang lại một hiệu năng lớn hơn cho sứ điệp Tin Mừng và thăng tiến sự tâm đầu ý hiệp, là một hoa trái của chính Chúa Thánh Linh”
Ngày thế giới truyền giáo năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 18-10 tới đây. Trong Sứ điệp công bố Chúa Nhật 24-5-2015, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, ĐTC khẳng định rằng người trẻ có khả năng làm chứng tá can đảm, có những công trình quảng đại và nhiều khi đi ngược dòng. Ngài mời gọi họ đừng để bị tước đoạt mất giấc mơ truyền giáo đích thực, theo Chúa Giêsu, và chấp nhận hiến thân trọn vẹn, vì việc loan báo Tin Mừng, trước khi là điều cần thiết cho những người chưa biết Chúa, thì đã là một nhu cầu đối với những ai yêu mến Chúa”.
ĐTC cũng kêu gọi những người thánh hiến, các tu sĩ nam nữ, khi phục vụ sứ mạng truyền giáo, hãy thăng tiến sự hiện diện của các tín hữu giáo dân, can đảm cởi mở đối với những người sẵn sàng cộng tác vào kinh nghiệm truyền giáo, kể cả trong trường hợp ngắn hạn, vì ơn gọi truyền giáo là điều nội tại ở trong bí tích rửa tội và liên hệ tới tất cả mọi người.
Trong phần đầu của Sứ điệp, ĐTC nhắc nhở rằng truyền giáo không phải là chiêu dụ tín đồ, hay là một chiến lược, nhưng là lòng say mê đối với Chúa Kitô, đối với dân chúng và Tin Mừng. Ngài cũng nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa đời sống thánh hiến và sứ vụ truyền giáo. ĐTC nhắc đến điều này trong bối cảnh Năm Đời sống Thánh Hiến đang được cử hành trong toàn Giáo Hội, và năm nay kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Ad Gentes của Công đồng chung Vatican 2 về công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.
ĐTC khẳng định rằng ”Ai theo Chúa Kitô thì không thể không trở thành thừa sai. Vì thế, những người thánh hiến được mời gọi lắng nghe Chúa Thánh Linh, và đi tới những biên cương rộng lớn, những ”khu vực ngoại ô” của các miền truyền giáo, nơi mà Tin Mừng chưa được truyền tới cho dân ngoại.
Trong bối cảnh này, ĐTC nói đến một thách đố hàng đầu trong sứ vụ truyền giáo ngày nay là ”tôn trọng nhu cầu của mọi dân tộc, tái khởi hành từ các căn cội của mình và bảo tồn các giá trị của những nền văn hóa liên hệ. Thực vậy, mỗi dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có quyền được giúp đỡ trong truyền thống của họ, để hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa và đón nhận Tin Mừng. Ngoài ra, những người ưu tiên được đón nhận lời loan báo ấy chính là những người nghèo, những người bé nhỏ, yếu đau, bị coi rẻ và lãng quên, vì có một mối liên hệ không thể tách rời giữa đức tin và người nghèo”.
Với ý hướng đó, ĐTC kêu gọi những người thánh hiến hãy bước theo Chúa Kitô trong sự chọn lựa ưu tiên dành cho người nghèo. Đây không phải là một chọn lựa ý thức hệ, nhưng là đồng hóa với người nghèo như Chúa đã làm, từ bỏ việc thực thi mọi quyền lực để trở nên anh em của những người rốt cùng, mang lại cho họ niềm vui Phúc Âm và tình bác ái của Thiên Chúa”.
Sau cùng, ĐTC đề cao tầm quan trọng của sự cộng tác và hợp lực giữa GM Roma và các Hội dòng truyền giáo của Giáo Hội, để bảo đảm tình hiệp thông, để mang lại một hiệu năng lớn hơn cho sứ điệp Tin Mừng và thăng tiến sự tâm đầu ý hiệp, là một hoa trái của chính Chúa Thánh Linh”
(SD 25-4-2015)
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc