Dù bị bách hại, các tín hữu Công giáo ở đất nước của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn trung thành với đức tin đã được các nhà truyền giáo Pháp truyền từ gần một thế kỷ trước.
Làng Baihanluo, một ngôi làng mà người ở ngoài chỉ đến đó được bằng đi bộ hoặc đi ngựa và đây là một trong những nơi hiếm hoi có nhà thờ Công giáo ở Tây Tạng. Làng này còn giữ ngôi nhà thờ bằng gỗ, có mái uốn cong do các nhà truyền giáo được Hội Truyền giáo Nước ngoài của Paris gởi đến Tây Tạng xây từ thế kỷ 19. Các giáo dân còn giữ được các cây cổ thụ, chuông nhà thờ và họ còn dùng các dụng cụ nông nghiệp do các nhà truyền giáo Pháp mang đến. Họ còn nhớ các lời giảng dạy của các linh mục truyền giáo dù đã gần một thế kỷ qua, dù hơn 50 năm nay họ không có mục tử cũng không có bí tích!
Quốc gia Vô thần chống lại những «người yêu Chúa»
Ách của Trung quốc cộng sản tác hại cho đến ngôi làng tận cùng này của đất nước. «Đây là miền đất cực Tây của Trung quốc. Trong tiếng Trung quốc giòng sông Nu mang tên là «thung lũng tử thần». Một ngạn ngữ ý muốn nói trước khi đi phải bán vợ vì không biết khi nào có thể đi về lại», tác giả Constantin de Slizewicz giải thích cho hãng thông tấn AFP biết, ông là tác giả quyển sách Các dân tộc bị bỏ quên của Tây Tạng (Les peuples oubliés du Tibet, 2007).
Năm 1952 có 23 linh mục của Hội Truyền giáo Nước ngoài của Paris (MEP) và các nhà truyền giáo Thụy Sĩ của dòng Thánh Bernard Cả đã bị nhà cầm quyền cộng sản tra tấn và trục xuất ra khỏi xứ. Các tu sĩ đã để lại khoảng 5 000 giáo hữu Công giáo, những người đã chứng kiến chủ nghĩa vô thần của chế độ cộng sản Trung quốc. Các giáo lý viên bị đày đi Lagoai: trại trừng giới của Trung quốc. Các vật dụng thờ phượng bị cấm, nhà thờ bị biến thành kho lẫm hay trường học. Dù vậy, theo tác giả Slizewicz, các tín hữu Tây Tạng không đánh mất lòng sốt sắng: «Người Tây Tạng là người «yêu Chúa», cuộc sống của họ dâng hiến hết cho đức tin. Những người Tây Tạng trở lại đạo Thiên Chúa này họ không giữ đạo nửa vời».
Người Tây Tạng hát bài hát quen thuộc của trẻ con Pháp «Frère Jacques»
Cho đến bây giờ, người Tây Tạng vẫn tiếp tục mừng lễ Phục Sinh, lễ Giáng Sinh, họ thay thế bò, lừa bằng con la con, con yack, một loại bò Tây Tạng và chăm chỉ bảo trì mộ của các nhà truyền giáo. Một vài người không bao giờ quên kinh la-tinh, hoặc quên bài hát quen thuộc của trẻ con Pháp như bài «Frère Jacques », ông Sébastien Blanc trả lời cho hãng thông tấn AFP. Họ thiếu linh mục, thiếu tiền bạc để phát triển các giáo xứ. Theo một ước lượng gần đây có khoảng 10 000 Công giáo ở Tây Tạng, chắc chắn đây là một ước lượng lạc quan của linh mục Han Sheng. Điều không chối cãi là cộng đoàn đang phát triển. Các giáo dân ở Baihanluo mong muốn có tiền để mở rộng nhà thờ của họ.
Các cuộc bách hại vẫn tiếp tục
Dù vậy giai đoạn bách hại vẫn chưa chấm dứt, Hiệp hội China Aid của Mỹ cho biết như trên. Như trường hợp của Song Xinkuan, một tín hữu của bang Hà Nam nơi có 11 tín hữu kể cả ông Song Xinkuan, bị bắt ngày 7 tháng 10-2011, sau đó được cảnh sát thả ra ở Lhassa. Ông bị bắt giữ hơn một tháng, cảnh sát cho ông biết, đạo Kitô không những bất hợp pháp ở Tây Tạng mà còn là một đạo làm phá hoại sự đoàn kết của sắc tộc và có hại cho sự ổn định xã hội.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc