0
church-unity-cross 
Các vết thương tích là ‘cái giá’ mà Chúa Giêsu đã trả để cho Giáo hội được hiệp nhất luôn mãi với Ngài và với Thiên Chúa. Các Kitô hữu ngày nay được kêu gọi hãy xin ơn hiệp nhất để chống lại ‘các tinh thần chia rẽ, tranh chấp và ghen tương.’  Đây là lời của Giáo hoàng Phanxicô trong bài giảng thánh lễ ban sáng ngày thứ năm 21-5, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta.
Với giáo hoàng Phanxicô, ‘lời cầu nguyện lớn của Chúa Giêsu’ là xin cho Giáo hội được hiệp nhất, xin cho các Kitô hữu được ‘nên một’ như Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Lấy ý từ các bài đọc trong ngày, giáo hoàng Phanxicô gợi lại cho chúng ta bầu khí Buổi tiệc ly, không lâu trước khi Chúa Kitô phú mình Thương khó.  Nhắc lại những lời Chúa Kitô đã trao phó lại cho các tông đồ, giáo hoàng cảnh báo chúng ta hãy chống lại ‘mối cám dỗ lớn’ và mong chúng ta đừng chịu thua ‘cha của dối trá và chia rẽ.’
Cái giá của hiệp nhất
Đức Phanxicô nhận định rằng, thật không dễ chịu gì khi nghe Chúa Giêsu nói với Chúa Cha rằng Ngài đã không muốn chỉ cầu nguyện cho môn đệ, nhưng còn là cho những ai tin vào Ngài ‘qua lời họ.’ Đây là một câu quen thuộc, nhưng suy tư của giáo hoàng đáng để chúng ta chú ý:
‘Có lẽ chúng ta không chú tâm đủ đến những từ này: Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi! Đây thật là một nguồn tự tin: Ngài cầu nguyện cho tôi, Ngài đã cầu xin cho tôi … Tôi tưởng tượng …. một nhân vật … như Chúa Giêsu đang ở trước Chúa Cha trên thiên đàng. Thế là: Ngài cầu nguyện cho chúng ta, Ngài cầu nguyện cho tôi. Và Chúa Cha thấy gì? Những vết thương tích, cái giá phải trả. Cái giá ngài đã trả cho chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện cho tôi bằng những vết thương tích của Ngài, bằng con tim bị đâm thâu của Nài, và Ngài sẽ tiếp tục làm thế.’
Nhân dạng của sự chia rẽ
Chúa Giêsu cầu nguyện cho ‘sự hiệp nhất của dân Ngài, của Giáo hội.’ Nhưng Chúa Giêsu biết rằng ‘tinh thần thế gian’ là một ‘tinh thần chia rẽ, tranh chấp, ghen tỵ, đố kỵ, ngay cả trong gia đình, trong dòng tu, trong giáo phận, ngay cả trong toàn Giáo hội, đây là một mối cám dỗ lớn.’ Từ đó, giáo hoàng nói rằng, cám dỗ này dẫn đến đàm tếu, gán nhãn ,và tách lìa mọi người. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng, tất cả mọi thái độ và hành vi này, chúng ta phải ngăn lại:
‘Chúng ta phải nên một, chỉ một hiện hữu, như Chúa Giêsu và Chúa Cha là một. Đây chính xác là thách thức cho tất cả Kitô hữu chúng ta, là đừng mở đường cho chia rẽ, đừng để tinh thần chia rẽ, cha của dối trá đến giữa chúng ta.  Hãy không ngừng tìm kiếm hiệp nhất.  Tất cả mọi người đều khác biệt theo cách của mình, nhưng chúng ta phải cố gắng sống trong hiệp nhất.  Chẳng phải Chúa Giêsu đã tha thứ cho bạn? Ngài tha thứ cho tất cả mọi người. Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta nên một, một hiện hữu. Và Giáo hội rất cần lời cầu nguyện hiệp nhất này. ‘
Hiệp nhất là ân sủng, chứ không phải ‘keo dính’
Giáo hoàng đùa rằng, không có một giáo hội giữ lại với nhau bằng ‘keo dính’ bởi sự hiệp nhất mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta ‘là một ơn của Chúa’ và là ‘một đấu tranh’ để thắng thế gian này. Giáo hoàng Phanxicô kết rằng, ‘Chúng ta phải dành chỗ cho Thần Khí, để chúng ta được biến đổi như Chúa Cha ở trong Chúa Con vậy:  một hiện hữu mà thôi.’
‘Một lời khuyên nữa mà Chúa Giêsu cho chúng ta trước giờ tử nạn, đó là hãy ở lại trong Ngài: ‘Ở cùng Ta.’ Và Ngài xin ơn này, xin cho tất cả chúng ta ở lại trong Ngài. Và đây, Ngài cho chúng ta biết sao như vậy, Chúa Giêsu nói rõ rằng: ‘Lạy Cha, Con muốn những kẻ Cha đã ban cho con, để Con ở đâu, họ cũng ở đó.’ Nghĩa là, để họ ở lại cùng với con. Ở lại trong Chúa Giêsu, trong thế gian này, đến tận cùng, nghĩa là ở lại với Ngài, ‘để họ được thấy vinh quang Con’ .’
Christians are called to be one beingJ.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Radio Eng

Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus

Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc

 
Top