0
Ngay lúc này, hãng cá cược Paddy Power đã đặt cửa cao nhất cho hồng y Luis Antonio Tagle của Phi Luật Tân là giáo hoàng tiếp theo, với tỷ lệ 11 ăn 2. Từng được gọi là ‘Phanxicô châu Á’ hồng y Tagle vừa có một bước chuyển mình tuần này khi được bầu làm lãnh đạo của mạng lưới từ thiện Công giáo toàn cầu.
Nhìn chung, những dự báo cá cược này không quá đúng. Việc bầu giáo hoàng chỉ diễn ra khi giáo hoàng đương vị chết hoặc thoái vị, và thời điểm này Đức Phanxicô vẫn khỏe mạnh tuyệt vời và không có dấu hiệu suy giảm nào. Trong thời gian từ bây giờ cho đến mật nghị hồng y kế tiếp, vô vàn việc có thể xảy ra và thay đổi mọi chuyện.
Tuy nhiên, sự cẩn trọng vẫn không ngăn được chuyện mọi người xôn xao bàn tán về ‘giáo hoàng tiếp theo.’ Và người ta sẽ nói nhiều về hồng y Tagle, một ứng viên hàng đầu nếu vấn đề then chốt của mật nghị hồng y tiếp theo là theo bước Đức Phanxicô.
Được xem là một ngôi sao Công giáo của châu Á, bởi xuất hiện nhiều trên truyền thông, tivi và mạng internet, hồng y Tagle vừa được bầu làm chủ tịch Caritas Quốc tế,mạng lưới 165 tổ chức từ thiện Công giáo khắp thế giới với trụ sở ở Roma.
Xây dựng ‘một giáo hội nghèo vì người nghèo’ là khẩu hiệu của kỷ nguyên Phanxicô, và từ vị trí cao nhất ở Caritas, hồng y Tagle có điều kiện để trở thành một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất trong việc này, sau giáo hoàng Phanxicô.
Là chủ tịch Caritas, không có nghĩa là hồng y Tagle phải dời đến Roma, hay phải từ bỏ vị trí của mình tại Manila. Nhưng, điều này lại có nghĩa rằng ngài sẽ thường xuyên đến các vùng bị thiên tai hay xung đột. Ngài sẽ phải lên tiếng nhiều hơn, được truyền thông chú ý hơn, và nhìn chung là hình ảnh của ngài sẽ lên cao hơn bao giờ hết.
Bên trong nội bộ Vatican, điều này nghĩa là hồng y Tagle sẽ dự phần nhiều hơn vào bức tranh lớn trong nghị sự xã hội, chính trị, và nhân đạo của giáo hoàng.
Hồng y Tagle đã được Hội nghị Chung Caritas bầu chọn vào ngày 14 tháng 5, vì hai điểm chính là: Thứ nhất, ngài rất được các lãnh đạo công tác từ thiện của Giáo hội tôn trọng và quý mến, và thứ hai, các lãnh đạo này đủ thông minh để biết rằng hồng y Tagle cũng có đôi tai như Đức Phanxicô, và có thể gây biến chuyển.
Hồng y người Phi Luật Tân này chưa đến Roma trong ngày mình được bầu, bởi ngài đang ở Chicago để nhận danh hiệu tiến sỹ danh dự từ Liên hiệp Thần học Công giáo. Ngài biết rõ Hoa Kỳ, và từng lấy bằng tiến sỹ thần học ở Đại học Công giáo America năm 1991.
Việc bầu hồng y Tagle làm trưởng Caritas, đến chỉ 2 tháng sau khi ngài được chọn làm tân chủ tịch của Liên hiệp Kinh thánh Công giáo. (được bầu vào tháng 10, 2014, nhưng đến 05-3 năm nay mới được phê chuẩn của giáo hoàng)
Đã làm chủ nhà cho chuyến công du của giáo hoàng đến Phi Luật Tân hồi tháng 1, với gần 7 triệu người đến dự thánh lễ bế mạc, ngay giữa cơn bão đang đến, hồng y Tagle được xem như đồng minh quan trọng nhất của Đức Phanxicô ở châu Á.
AP2511282_LancioGrandeVà những sự trùng hợp giữa hai người cũng thật đáng kinh ngạc.
Trước khi quản tòa Manila hồi năm 2011, giám mục Tagle quản giáo phận nhỏ Imus, nơi ngài nổi tiếng vì không có xe hơi, và thích đi bộ hay nhảy lên chiếc lam mà tầng lớp lao động ở Phi Luật Tân thường dùng. Ngài cũng nổi tiếng vì đã mời các người ăn xin ở quảng trường bên ngoài nhà thờ chính tòa đến dùng bữa với mình.
Về mặt thần học và chính trị, Tagle là người ôn hòa. Ngài thường cho phép những người Công giáo đã li dị rồi tái hôn được rước lễ trở lại sau khi xem xét theo từng trường hợp một, và thường không chịu tham gia vào đường lối hung hăng trong tranh luận mới đây ở Phi Luật Tân về luật ‘Sức khỏe Sinh sản’ gây tranh cãi.
Không một ai ở tầm mức của hồng y Tagle mà lại không bị chỉ trích, và ngài bị tấn công đủ đường.
Một số người đặt vấn đề về truyền thống thần học của ngài, và chỉ ra rằng ngài là thành viên của một ban biên tập cho lịch sử tiến trình gây tranh cãi của Công đồng Vatican II, mà giáo hoàng Bênêđictô XVI đã chỉ trích. Tháng trước, hồng y Tagle đã lên tiếng phản đối cái mà ngài gọi là ‘những từ khắc nghiệt’ mà đôi khi Giáo hội dùng với những người đồng tính, các bà mẹ đơn thân và những người li dị rồi tái hôn. Và lời nhận định này đã bị các nhóm Công giáo ưu sinh đáp trả dữ dội.
Dù người ta có nghĩ gì về hồng y Tagle, thì với tuổi đời còn trẻ của mình, 57 tuổi, cũng như các vị trí lãnh đạo ngài đang nắm giữ, thì hồng y Phi Luật Tân này sẽ là một thế lực trong Công giáo suốt một thời gian dài.
Và thời gian sẽ chứng tỏ, liệu có căn cứ hay không khi ‘Phanxicô châu Á’ được nghiêm túc xem là giáo hoàng tiếp theo.
be31721b0f21a1036b0f6a706700a699
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus

Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc

 
Top