0
abyei resident
Caritas hỗ trợ hơn 40.000 người trong đó có Alij Kan Lual, một người góa phụ và con gái bà, cô bé Amana, 9 tuổi trở về nhà. Ảnh: Paul Jeffrey/Caritas
Khi Afaf Ngor chuẩn bị cánh đồng để trồng trọt, cô nhìn chằm chằm vào đống đổ nát đã từng là nhà của cô tại làng Mading Achueng, Abyei, một khu vực tranh chấp tại biên giới Sudan và Nam Sudan.

Người phụ nữ Dinka Ngok – người đã chạy trốn cùng gia đình vào năm 2011 sau một cuộc tấn công của nhóm quân đội được chính phủ ủng hộ tại Khartoum, cho biết: Cuộc sống ở đây vẫn tốt đẹp cho tới khi người Ả Rập đến và đẩy chúng tôi ra khỏi đây. Nhưng giờ chúng tôi bắt đầu lại với sự giúp đỡ của Nhà thờ. Chúng tôi yêu quê hương của mình và không muốn rời xa nó nữa.”


Theo các điều khoản của một thỏa thuận hòa bình năm 2005, một cuộc trưng cầu dân ý để xem khu vực này vẫn là một phần của miền bắc hay trở thành một phần của nước phía Nam độc lập hoàn toàn. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu này không bao giờ diễn ra, một phần vì chính phủ tại Khartoum khẳng định rằng người dân du mục Misseriya, mỗi năm đều thả vật nuôi của họ ở Abyei. Dinka Ngok, người ảnh hưởng đến phần lớn cư dân Abyei và thích gắn bó với Nam Sudan hơn, khẳng định rằng chỉ có những người dân thường trú mới được bỏ phiếu.

Cuộc tranh luận kết thúc khi lực lượng dân quân Misseriya và quân đội miền bắc tấn công Abyei vào năm 2011, đưa hơn 100,000 người trong đó có hai linh mục đang phục vụ giáo xứ Công Giáo – tới miền nam, vào một trại tị nạn ở thị trấn Agok. Di dời cùng với những người họ phục vụ, hai linh mục xây dựng những túp lều vách bùn gần một nhà nguyện ở ngoài trời và dựng lên một số lều UNICEF đã bị rách – và thậm chí một số căn nhà cố định – cho các lớp học trong nhà của trường tiểu học do nhà thờ quản lý.

Nó khác xa với khuôn viên nhà thờ tại thị trấn Abyei, cách 45 km về phía bắc, với nơi thờ phượng lớn, nhà xứ, nhà khách, các phòng học và một nhà kho. Tuy nhiên, những căn nhà này vẫn còn là đống đổ nát, dễ bị những kẻ tấn công miền bắc cướp bóc và đốt phá.

Cha Kuol nói: “Chúng tôi phải bắt đầu làm hòa ở trên mặt đất, ngay tại nơi này”

Tuy nhiên, trong bốn năm qua, mọi người như Afaf Ngor trở về nhà, dù đối diện với những rủi ro bị tấn công , họ vẫn thích hơn là ở Agok đông đúc. Nhưng, không như nhiều vùng xung đột khác trên thế giới, Abyei không được các tổ chức phi chính phủ cung cấp hỗ trợ. Nhiều tổ chức sợ rằng công việc tại Abyei sẽ làm các quan chức chính phủ ở Khartoum nổi giận, rồi họ sẽ không tiếp cận được với Darfur và các khu vực gặp vấn đề khác.

abyei resident
Một cậu bé bế cô em gái tại một trại dành cho người di dời ở Agok, Nam Sudan. Hàng chục ngàn người Abyei, một khu vực tranh chấp dọc biên giới giữa Sudan và Nam Sudan, vẫn được di dời ở Agok. Ảnh: Paul Jeffrey/Caritas
Điều này đặt Caritas nam Sudan và giáo xứ Công Giáo địa phương phải cung cấp nhiều nhu cầu hơn. Với ngân sách từ mạng lưới Caritas Quốc Tế, giáo hội đồng hành cùng với mọi người chuyển về những ngôi làng bị đốt cháy của họ. Nhà thờ đang khoan những cái giếng mới để thay cho những cái bị miền bắc phá hủy khi nước rút. Người ta cũng quét sạch đống tro tàn và xây dựng lại các phòng khám tại các ngôi làng như Mading Achueng mà mọi người đang vội vã trở về. Caritas cũng cung cấp hạt giống và công cụ lao động để người dân như Afaf Ngor có thể gieo trồng. Caritas cũng đào tạo các giáo viên cho trường học để mở lại dần dần, một nhiệm vụ quan trọng cho quá trình chuyển đổi từ giảng dạy tiếng Ả Rập (ngôn ngữ của Sudan) sang tiếng Anh (ngôn ngữ của Nam Sudan).

Cha Karlo Kaw cho biết: “Thậm chí dù nhiều người lãng quên chúng tôi thì Thiên Chúa vẫn ở cùng chúng tôi. Và chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của nhiều người trên khắp thế giới giúp chúng tôi chăm sóc những người bị di dời và đang chờ đợi hòa bình.”

Trong những người vẫn còn ở Agok – nơi dân số gần đây đã tăng lên bởi những người di dời mới do cuộc chiến ở những nơi khác tại Nam Sudan, nhà thờ vẫn tiếp tục sự hiện diện mục vụ, giúp đỡ người dân duy trì niềm hy vọng là vào một ngày tất cả họ sẽ được trở về nhà.

Cha Biong Kuol nói rằng: “Mọi người muốn trở về nhà. Agok đã đông dân. Mặt đất trở thành bùn khi trời mưa. Trở về nhà mọi người đều có một câu chuyện riêng của họ với trang trại. Nhưng họ sợ cuộc tấn công khác từ phía bắc nên họ vẫn ở đây. Và khi họ còn ở đây, nhà thờ vẫn còn ở đây với họ, ngay cả khi thế giới dường như không chú ý tới.”

Tương lai của Abyei tiếp tục được những nhà lãnh đạo của Sudan và Nam Sudan tranh luận, nhưng nhiều người ở Abyei không còn hy vọng. Nhà thờ vẫn đang làm việc trên một con đường khác hướng tới hòa bình.

Cha Kuol cho biết: “Chúng tôi phải bắt đầu kiến tạo hòa bình cùng với người dân ngay tại nơi này, mà không liên quan tới các chính trị gia. Chúng tôi có thể để những vấn đề lớn cho các nhà chính trị, nhưng ngay trên mảnh đất này, chúng tôi là những hàng xóm của nhau và chúng tôi phải sống trong hòa bình. Vì thế, chúng tôi đang cố gắng làm những cam kết nhỏ giữa các cộng đồng, tạo ra một nơi hòa bình mà không liên quan đến chính trị.”

Nguồn: Caritas Internationalis

Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus

Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc

 
Top