0

  Vladimir Putin đã gặp Đức Phanxicô lần đầu ngày 25-11-2013. Ngày thứ năm 4 tháng 6, Vatican đã xác nhận Vladimir Putin sẽ gặp Đức Phanxicô vào ngày 10 tháng 6-2015, chưa đầy hai năm sau lần gặp vừa qua. Tổng thống Putin sẽ đi xem cuộc triển lãm hoàn vũ ở Milan, nhân dịp này ông ghé Rôma để chào tổng thống Ý Sergio Mattarella và nhất là đến Vatican. Đáng lý ông cũng không cần gặp riêng Đức Phanxicô vì ông đã gặp ngài ngày 25 tháng 11-2013.

Rõ ràng vấn đề Ukraine sẽ là vấn đề ở trên bàn nói chuyện vì Nga bị cô lập trong vấn đề này. Tổng thống Putin có thích thái độ của Đức Giáo hoàng khi ngài lên án bạo lực ở Ukraina và ám chỉ tình trạng này liên hệ đến Matxcơva hay không?

Tòa Thánh luôn hy vọng có sự giải hòa giữa những người Ukraina và thúc đẩy người công giáo giáo hội “chính thống” Đông phương quy nhất với Rôma, đưa bàn tay ra cho những người chính thống, những người này bị chia rẽ do một bên thân Nga, một bên chống Nga.

Trung Đông và Syria trên bàn nói chuyện
Ngoài hồ sơ phức tạp này, nền ngoại giao Vatican biết mình phải dựa trên nước Nga để giải quyết cơn khủng hoảng ở Trung Đông, đặc biệt ở Syria. Với Đức Phanxicô, một trong những hành vi ngoại giao lớn của ngài, là đã viết thư cho tổng thống Putin vào tháng 9 năm 2013, khi ông là chủ tịch G20 để xin ông can thiệp hầu có một giải pháp ngoại giao cho Syria. Nước Nga biết Đức Giáo hoàng rất quan tâm đến điều này. Nước Nga luôn canh kỹ vùng này, trước hết là vì lợi ích chiến lược của họ nhưng đây cũng là một đức tính truyền thống trong việc bảo vệ các nơi thánh của người chính thống kitô.

Cả hai người đều biết mọi sự xích lại trên phương diện đại kết giữa Giáo hội công giáo và Giáo hội chính thống đều thông qua các quan hệ tốt giữa Vatican và Điện Cẩm Linh, dù điều này phải cần nhiều năm nữa mới thực hiện được. Chìa khóa cho con đường dài kiên nhẫn này là chuyến đi Matxcơva của Đức Phanxicô! Một dự án mà Tòa Thánh luôn mơ ước dù ưu tiên hiện nay của Đức Giáo hoàng vẫn là Trung Quốc và Bắc Kinh.

Trong lúc chờ đợi, cuộc gặp gỡ này cho thấy ván bài mới của nền ngoại giao Vatican: một tầm mức uy tín chưa từng thấy nhờ nhân cách của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Sự can thiệp cá nhân của ngài trong các hồ sơ và trong các quan hệ với các nhà lãnh đạo quốc gia – ngài đề cập đến một cách trực tiếp, không nghi thức như ngài đã chứng tỏ cho thấy trong quan hệ giữa ngài với Israel và Palestin hay với Mỹ và Cuba – có thể khơi lên xự xích lại gần nhau một cách bất ngờ và làm hạ những bức tường nổi tiếng không lay chuyển được. Chắc chắn đây là một trong những tiềm năng cao của nền “văn hóa gặp gỡ” mà Đức Phanxicô hằng chủ trương.


Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus

Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc

 
Top