Giữa
những năm 1980, chúng ta không biết mình có bị xóa sổ trong thời điểm
tiếp theo không. Tôi nhớ xem một bộ phim về chiến tranh hạt nhân vào
thời gian đó. Bom rơi, các công trình xây dựng sụp đổ như quân cờ đôminô
và những người còn sống sót sau tác động cuối cùng bị chết vì bức xạ.
Tôi cảm thấy hãi hùng.
30 năm
sau và bom rơi không phải là hạt nhân, nhưng là khí hậu: những hiện
tượng thời tiết khắc nghiệt, mực nước biển dâng cao, các tảng băng tan
và những người vô gia cư và đói kém ngày càng nhiều.
Ngày 18
tháng 6, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự kiến phát hành một tông thư về sinh
thái mang tên Laudato si’ (Ngợi khen), về sự chăm sóc ngôi nhà chung của
chúng ta. Rất ít người ngoài Đức Giáo Hoàng biết đến nội dung, nhưng
các báo cáo cho rằng nó thúc đẩy chúng ta nhìn ra mối quan hệ của mình
với môi trường và mời gọi chúng ta sống đơn giản hơn và với sự quan tâm
tới những lựa chọn của chúng ta ảnh hưởng tới người khác.
Caritas
vui mừng về sự xuất hiện của tông thư. Chủ đề mà Caritas Quốc tế chọn để
định hướng cho công việc của chúng ta 4 năm tiếp theo là Một Gia Đình
Nhân Loại, Quan Tâm đến Tạo Thành. Nó vạch ra con đường để bảo vệ phẩm
giá con người, xây dựng một sự chung sống hòa bình giữa người với người
và vì sự đảm bảo và quan tâm tới tạo thành.
Một số
tổ chức Caritas trên thế giới đang làm việc trên lãnh vực khí hậu và môi
trường. Họ làm việc trong cộng đồng phân phát viện trợ trong những đợt
hạn hán và sau bão lũ, họ giúp mọi người tái xây dựng nhà cửa và sinh
kế, họ giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai, họ làm việc với các
cộng đồng bị tàn phá bởi các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và
họ mở ra sự thay đổi trong những vấn đề then chốt của môi trường trên
cấp độ chính trị và cá nhân.
Trong
khi đó, tại Châu Mỹ La Tinh, 9 tổ chức Caritas nằm trong REPAM - mạng
lưới Giáo Hội vùng Pan-Amazon) mới được thành lập để bảo vệ những khu
vực tự nhiên và nguy hiểm về khí hậu. Thông điệp sinh thái của Đức
Giáo Hoàng Phanxicô đang ra đời trong một thời điểm quan trọng cho sự
phát triển.
Vào
tháng 9, Liên Hiệp Quốc đưa ra Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững. Vào
tháng 10 sẽ diễn ra cuộc họp về khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Paris,
trong suốt thời gian đó, hy vọng sẽ đạt tới một thỏa thuận về khí hậu
toàn cầu mang tính ràng buộc.
Thông
điệp theo sau lời kêu gọi khẩn cấp bởi Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tại
cuộc họp khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Pêru năm vừa qua để hành động về
biến đổi khí hậu và nhớ tới các khía cạnh đạo đức và luân lý.
Ảnh: Caritas Pêru
Đức Giáo
Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên lấy lên thánh Phanxicô. Với
nhiều người chúng ta, thánh Phanxicô gắn liền với tình yêu thiên nhiên
và động vật, chim chóc. Trong chuyến đi tới quê hương của vị thánh vào
năm 2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Thánh Phanxicô Assisi làm
chứng cho sự cần thiết phải tôn trọng tất cả những gì Thiên Chúa tạo
dựng và khi Ngài tạo nên chúng, không một sinh vật nào bóp méo hay phá
hủy tạo thành; nhưng chúng để nó phát triển, để trở nên tươi đẹp hơn và
giống hơn với những gì Thiên Chúa đã tạo dựng.
Để chúng
ta không nghi ngờ gì về nguồn cảm hứng này bắt nguồn từ thánh Phanxicô,
Thông điệp của Đức Thánh Cha được biết sẽ mang tựa đề ‘Ca ngợi’
(Laudato Sii), lấy từ bài ca Anh Mặt Trời.
Trong
khi thông điệp của Đức Giáo Hoàng đang tạo ra những niềm vui tại Rôma và
các tổ chức tôn giáo và môi trường, cùng những tổ chức khác như, thì
một số chính trị gia và những người phản đối khí hậu nói rằng Đức Thánh
Cha không nên nhúng mũi vào khoa học và những điều ngài không biết.
Là một
nhà hóa học được đào tạo, Đức Giáo Hoàng chắc chắn biết rằng CO2 từ
C-3P0. Nhưng trên hết, Đức Giáo Hoàng có một kim chỉ nam về đạo đức và
luân lý để hướng dẫn hơn một tỉ người Công giáo và nhiều người quan tâm
tìm hiểu.
Trong thông điệp Bác ái trong Chân lý,
Đức Giáo Hoàng Bênêdictô nói rằng Giáo Hội có một trách nhiệm hướng tới
tạo thành và phải khẳng định điều này trong các lĩnh vực công cộng. Đức
Giáo Hoàng danh dự cho biết: “Trên hết, Giáo Hội phải bảo vệ con người
khỏi sự tự hủy diệt.”
Sự bất
công lớn về biến đổi khí hậu là nó ảnh hưởng đến những người nghèo khó
nhất, phá hủy cuộc sống của họ và tất cả những gì họ đã xây dựng.
Caritas đang hy vọng rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng sẽ mang tới cho
chúng ta tất cả lực đẩy cần thiết và tạo cảm hứng cho việc chuyển vấn đề
biến đổi khí hậu sang thay đổi cá nhân và chính trị.
Nhiều
người cho biết Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có công trong việc mang
lại sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Chỉ trong vòng hai năm qua, Đức
Giáo hoàng Phanxicô đã chinh phục được trái tim và tâm hồn của nhiều
người trên quy mô toàn cầu và đã mang gia đình nhân loại xích lại gần
nhau hơn.
Năm
1984, khi tôi lo lắng thế giới sắp kết thúc, thì dường như chỉ có hai
người đàn ông là Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Nga, Yuri
Andropov nắm giữ tương lai của nhân loại trong tay họ. Còn bây giờ thì
tương lai của nó nằm trong tay hàng tỷ người.
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc