0
CNA – 18/6/15
Tông thư mới của Giáo hoàng Phanxicô về môi trường, kêu gọi mọi người nam nữ nhìn nhận thân thể mình như một ơn Chúa ban, và không được lạm dụng.
‘Việc đón nhận thân thể mình như ơn Chúa ba là điều thiết yếu để chào đón và chấp nhận toàn thể thế giới như ơn từ Chúa Cha, và là ngôi nhà chung của chúng ta. Bất kỳ khi nào nghĩ rằng mình có toàn quyền trên thân thể mình, thì thường, một cách tinh vi, sẽ chuyển thành suy nghĩ rằng chúng ta có toàn quyền trên tạo vật.’
Pope Francis' new encyclical titled "Laudato Si (Be Praised), On the Care of Our Common Home", is displayed during the presentation news conference at the VaticanTông thư Laudato Si, vừa được phát hành hôm qua, thứ năm 18-6. Tên Laudato Si, được lấy từ lời kinh ‘Bài ca anh Mặt trời’ của thánh Phanxicô thành Assisi thời trung cổ, ca ngợi Thiên Chúa qua các tạo vật như Anh Mặt trời, Chị Mặt trăng, và ‘chị em là Mẹ Trái đất.’
Hồi đầu năm 2014, Vatican công bố kế hoạch của giáo hoàng muốn viết về chủ đề ‘sinh thái nhân loại’ mà Giáo hoàng Danh dự Bênêđictô XVI từng nói đến.
184 trang tông thư nói về nhiều chủ đề gây tranh cãi như biến đổi khí hậu, nhưng cũng lập luận cứng rắn rằng, không thể chăm sóc hữu hiệu cho môi trường khi trước hết không bảo vệ sự sống và phẩm giá con người.
Giáo hoàng viết rằng sinh thái nhân loại ngụ ý rằng hiện thực thâm sâu của ‘mối liên hệ giữa sự sống con người và luật luân lý, vốn được ghi trong bản tính chúng ta, và là điều tiên quyết để tạo được một môi trường có phẩm giá hơn.’
687580-130228-italy-pope-vacationGiáo hoàng trích lại lời của bậc tiền nhiệm Bênêđictô XVI, nói rằng có một ‘sinh thái của con người’ bởi ‘con người cũng có một tự nhiên, một bản chất phải tôn trọng và không thể lạm dụng theo ý mình được.’
Những lời này Đức Bênêđictô nói ngày 22-9-11, trong bài nói chuyện với nghị viện Đức về các nền tảng của luật. Ngài bàn đến tầm quan trọng của phong trào sinh thái khi nhận thức rằng ‘trái đất có phẩm giá của riêng mình, và chúng ta phải theo đường lối của trái đất.’ Ngài còn thêm rằng, ‘con người không tự tạo ra mình.’ Con người có tri thức và ý chí, nhưng cũng có bản chất, và ý chí của con người chỉ đúng đắn khi tôn trọng bản chất của mình, lắng nghe và chấp nhận bản thân mình như mình là, bởi con người không tự tao ra chính mình.’
Sau khi trích lại lời Đức Bênêđictô, Giáo hoàng Phanxicô nói rằng ‘thân thể chúng ta, tự nó thiết lập chúng ta trong mối tương quan trực tiếp với môi trường và các thực thể sống khác,’ và việc chấp nhận thân thể mình giúp con người ta chấp nhận và tôn trọng toàn thể thế giới như một ơn Chúa ban.
‘Học cách chấp nhận thân thể mình, chăm lo và tôn trọng thân thể với trọn vẹn ý nghĩa của nó, chính là yếu tố căn bản của bất kỳ sinh thái nhân loại chân chính nào.’
Đức Phanxicô còn bàn đến tầm quan trọng của sự bổ trợ tính dục, thêm rằng ‘quý trọng thân thể mình trong giống đực hay cái là điều tiên quyết, nếu như muốn có thể gặp gỡ với một người khác biệt. Như thế, chúng ta có thể vui mừng đón nhận những thiên tư đặc biệt của người khác giới, là tác phẩm của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, và tìm ra những sự phong phú chung.’
Giáo hoàng Phanxicô nhắc lại buổi tiếp kiến chung hôm 15 tháng 4, nói rằng, ‘Tìm cách xóa bỏ sự khác biệt giới tính, bởi vì không còn biết cách đối mặt với nó, là một thái độ không lành mạnh.’
Trong bài nói chuyện tiếp kiến chung hôm đó, về sự bổ trợ giữa nam và nữ, giáo hoàng đã nói đển tầm quan trọng của cả hai giới, và những nhu cầu qua lại của cả hai.
Ngài than rằng nền văn hóa đương thời đã gây nghi hoặc và mơ hồ về sự bổ trợ tính dục: ‘Ví dụ như, tôi tự hỏi mình, không biết cái gọi là thuyết về giống có phải là một biểu hiện của sự nản chí và chịu thua, tìm cách hủy đi sự khác biệt tính dục bởi vì không còn biết cách để đối mặt với nó … việc hủy đi sự khác biệt này thật sự chỉ tạo ra vấn đề, chứ không đem lại giải pháp.’
Trong tông thư, những lời giáo hoàng Phanxicô lên án thuyết về giống, nằm trong văn cảnh thảo luận về ‘sinh thái của đời sống thường nhật,’ trong đó ngài cũng bàn về các cải thiện đang còn tranh luận về phẩm chất đời sống con người, về sự sáng tạo đáp lời môi trường của mình, sự hung bạo sinh ra từ đói nghèo, các dự án thành thị, thiếu nhà ở, thiếu phương tiện giao thông, và đời sống nông thôn.
Và sinh thái về đời sống thường nhật, lại nằm trong văn cảnh rộng hơn là chương viết về sinh thái toàn phần, trong đó, ngài cũng đề cập đến sinh thái môi trường-kinh tế- và xã hội, cũng như sinh thái văn hóa, công ích, và công bằng liên tổng thể.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus

Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc

 
Top