0
Ngộ nhận 1: Các nhà khoa học không đồng thuận về việc có tồn tại việc nóng lên toàn cầu hay không.

Sự thật: Phần lớn các nhà khoa học đều đồng ý cho rằng hành vi của con người phải chịu trách nhiệm cho việc nóng lên toàn cầu. Họ cũng đồng ý rằng khí hậu đang thay đổi do hành vi của con người.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) được coi là cơ quan hàng đầu về khoa học biến đổi khí hậu, bao gồm 2.000 nhà khoa học đến từ hơn 150 quốc gia. Báo cáo phát hành trong năm 2013/2014 - Báo cáo đánh giá lần thứ năm ('AR5') – đưa ra quan điểm chi tiết và được cập nhật mới nhất về  tình trạng khí hậu của chúng ta. Những phát hiện của IPCC được sự đồng thuận của tất cả 195 quốc gia thành viên.

Ngộ nhận 2: Biến đổi khí hậu chỉ là một phần của sự thay đổi tự nhiên.

Sự thật: Khí hậu thay đổi xuyên suốt lịch sử trái đất nhưng những thay đổi lớn đang diễn ra trong khí hậu ngày nay không phải do nguyên nhân tự nhiên. Những biến thể tự nhiên diễn ra qua hàng triệu năm. Nghiên cứu tự nhiên cho chúng ta thấy thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 11,000 năm và kể từ đó khí hậu trái đất đã tương đối ổn định ở mức trung bình khoảng 14 ° C.

Tuy nhiên, qua quá trình của thế kỷ vừa qua, khí hậu của chúng ta bắt đầu thay đổi nhanh chóng, với sự gia tăng bất thường nhiệt độ toàn cầu, kèm theo thời tiết khắc nghiệt. Có những bằng chứng khoa học rất lớn từ IPCC chỉ ra rằng điều này là do sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển. Hiệu ứng nhà kính xảy ra tự nhiên trong khí quyển nhưng hành vi của con người, như đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá và dầu mỏ, làm gia tăng hiệu ứng đó.

Ảnh: Annie Bungerouth/ACT-Caritas in Darfur

Ngộ nhận 3: Thế giới đã ngừng nóng lên.

Sự thật: Nhiệt độ hiển thị rõ ràng cho thấy thế giới tiếp tục ấm lên trong thế kỷ vừa qua, và vẫn đang tiếp tục. Cường độ của sự nóng lên diễn ra khác nhau nhưng xu hướng là gia tăng. Chẳng hạn, 30 năm vừa rồi là quãng thời gian nóng nhất ở Bắc bán cầu  trong vòng 1,400 năm qua. Việc ấm lên đã bắt đầu ảnh hưởng tới hệ thống toàn cầu và dự đoán không chỉ tăng nhiệt độ toàn cầu, nhưng thay đổi lượng mưa và tăng những sự kiện khí hậu khắc nghiệt. Những ảnh hưởng này hiện giờ đang được cảm nhận trên toàn thế giới.

Ngộ nhận 4: Núi lửa thải nhiều khí cacbonic hơn con người thải ra.

Sự thật: Trung bình núi lửa thải ra ít hơn 1% so với CO2 con người thải vào khí quyển trong một năm. Tỉ lệ này đang ngày càng nhỏ hơn khi khí thải từ các hoạt động của con người tiếp tục gia tăng.

Ngộ nhận 5: Khí Cacbonic không phải là chất ô nhiễm, nó là điều tự nhiên và cần thiết cho cuộc sống.

Sự thật: ‘Tự nhiên’ không phải lúc nào cũng ‘an toàn’. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ CO2 và các khí gas nhà kính được tạo ra do hành vi của con người là nguyên nhân của biến đổi khí hậu và gây nguy hiểm cho sự tồn tại, sức khỏe và hạnh phúc của con người.

Ngộ nhận 6: Trở lại thời gian gần đây, việc nóng lên toàn cầu không có gì ảnh hưởng tới mức độ khí cacbonic.

Sự thật: Vai trò của CO2 trong lịch sử hành tinh này được hiểu một cách hợp lý. Trong khi tThay đổi mức độ CO2 không chỉ là lực duy nhất ảnh hưởng tới khí hậu, thì những thay đổi khí hậu hiện nay không thể được giải thích nếu không hiểu về ảnh hưởng ấm lên của khí cacbonic.

Ngộ nhận 7: Một số nước luôn có hạn hán, những đợt nóng và khí hậu khắc nghiệt. Điều này không liên quan tới biến đổi khí hậu.

Sự thật: Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng  đến các sự kiện khắc nghiệt như các đợt nóng và hạn hán, tác động đến sinh kế và sức khỏe của chúng ta. Các dạng khí hậu khắc nghiệt này được dự đoán sẽ càng tồi tệ hơn trong những thập kỷ tới.

Ngộ nhận 8: Việc ấm lên toàn cầu tốt cho chúng ta!

Sự thật: Nếu không có sự can thiệp, biến đổi khí hậu sẽ làm cho cuộc sống khó khăn hơn cho nhiều người, đặc biệt là những người nghèo trên thế giới ít có khả năng thích ứng. Nếu những cảnh báo của IPCC trở thành sự thật, biến đổi khí hậu sẽ tác động tới tất cả mọi thứ từ việc cung cấp thực phẩm tới sức khỏe toàn cầu. Những gánh nặng bởi tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai, như bây giờ, sẽ do các cộng đồng nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên trái đất chịu đựng.

Nguồn: Caritas Internationalis

Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus

Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc

 
Top