la-croix.com, Sébastien Maillard (Roma) và Loup Besmond de Senneville, 2015-06-18
Trong nghĩa rộng của “môi sinh nhân loại”, sáu chương của thông điệp Chúc tụng Chúa trải rộng ra trên nhiều chủ đề, có những chủ đề lặp lại và quen thuộc của Đức Phanxicô.
“Vừa vui và vừa thảm thiết”, thông điệp của Đức Phanxicô có một ngôn ngữ trong sáng về tình trạng đáng nguy của hành tinh, chất vấn về truyền thống Do thái-Kitô để hiểu sâu hơn về cơn khủng hoảng hiện nay. Thông điệp đưa ra một “môi sinh toàn diện”, đường hướng hoạt động và nền tảng của một “linh đạo cho môi sinh”.
Ngoài rác thải loại, nước uống và sinh thái đủ loại, Đức Phanxicô còn đề cập đến các thành phố khổng lồ dễ gây tác hại cho sức khỏe. Tình trạng ô nhiễm vừa hiện thực vừa tiềm tàng. Như thế cứu hành tinh là cứu con người.
“Bảo vệ thiên nhiên lại càng không tương hợp cho việc biện minh cho hành động phá thai”, Đức Phanxicô nhắc lại. Nghe “tiếng kêu của thiên nhiên” là nhận biết một cách khoáng rộng hơn “giá trị của một người nghèo, của một bào thai”. Một chất vấn gởi đến các phong trào môi sinh.
Ngài cũng khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng. Ngài tỏ ra rất dè dặt về thị trường cácbon, “một cách xoay xở để hỗ trợ cho việc tiêu thụ quá tải của một số nước và một số ngành”.
Bổn phận trong sáng này phải đi theo lời kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa ích kỷ để nhìn lại tình huynh đệ liên kết, một tình huynh đệ kết hợp gia đình nhân loại lại với nhau. “Chúng ta không thể cho rằng chăm sóc thiên nhiên và môi trường mà không khử độc các quan hệ nền tảng của con người”, Đức Phanxicô viết, tình huynh đệ tương trợ là chủ đề lặp đi lặp lại của triều giáo hoàng của ngài.
Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến hệ quả của sự thay đổi khí hậu đối với những người “nghèo” nhất, ngài nhắc lại năm mươi lần trong bản thông điệp của mình. “Ngày nay chúng ta không thể không nhận thấy tương quan môi sinh luôn làm thay đổi tương quan xã hội, một tương quan phải thấm đậm công lý trong các cuộc thảo luận về môi trường, để lắng nghe tiếng kêu bất bình của trái đất cũng như của người nghèo”, ngài răn dặn.
Các hành vi này thường được học trong gia đình và đó là “dấu chỉ của một tình yêu cho xã hội và cho sự dấn thân vì lợi ích chung”, Đức Phanxicô nhấn mạnh, ngài nhắc lại Đức Phaolô VI cũng đã đề nghị xây dựng một “nền văn minh của tình yêu”.
Linh đạo Kitô giáo thúc đẩy một lối sống chiêm niệm, để không bị “ám ảnh bởi tiêu thụ”, ngài nhấn mạnh. Chiêm niệm, ngược lại sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn về thế gian, một cách sâu đậm, tránh xa được lối “thống trị của kẻ mạnh và thói thích tích trữ”. Do đó nghỉ ngơi chiêm niệm không thể bị xem như “không sinh lợi và vô ích”.
Ngoài ra ngài còn trích khoảng hai mươi lần các tài liệu được các Hội đồng giám mục nhiều nước công bố như các nước Nhật, Đức, Phi Luật Tân, Bồ Đào Nha, các nước Châu Mỹ La Tinh như Bolivia, Ba Tây, Argentina, Paraguay, Mễ Tây Cơ.
Đối thoại này để “tương lai hành tinh” được tất cả mọi người cùng làm. Vì thế “cùng nhau đi tìm con đường giải thoát” là điều có thể làm được. Theo Đức Giáo hoàng, “các định hướng và hành động” tất cả đều đi qua con đường đối thoại cùng “với khoa học” cho sự “sung mãn của con người” hoặc “để có những đường hướng mới cho nền chính trị quốc gia hay địa phương”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Trong nghĩa rộng của “môi sinh nhân loại”, sáu chương của thông điệp Chúc tụng Chúa trải rộng ra trên nhiều chủ đề, có những chủ đề lặp lại và quen thuộc của Đức Phanxicô.
“Vừa vui và vừa thảm thiết”, thông điệp của Đức Phanxicô có một ngôn ngữ trong sáng về tình trạng đáng nguy của hành tinh, chất vấn về truyền thống Do thái-Kitô để hiểu sâu hơn về cơn khủng hoảng hiện nay. Thông điệp đưa ra một “môi sinh toàn diện”, đường hướng hoạt động và nền tảng của một “linh đạo cho môi sinh”.
- Cứu hành tinh
Ngoài rác thải loại, nước uống và sinh thái đủ loại, Đức Phanxicô còn đề cập đến các thành phố khổng lồ dễ gây tác hại cho sức khỏe. Tình trạng ô nhiễm vừa hiện thực vừa tiềm tàng. Như thế cứu hành tinh là cứu con người.
- Các bất bình đẳng, triệu chứng của cơn khủng hoảng
- Giới hạn dân số, một giải pháp không chấp nhận được
“Bảo vệ thiên nhiên lại càng không tương hợp cho việc biện minh cho hành động phá thai”, Đức Phanxicô nhắc lại. Nghe “tiếng kêu của thiên nhiên” là nhận biết một cách khoáng rộng hơn “giá trị của một người nghèo, của một bào thai”. Một chất vấn gởi đến các phong trào môi sinh.
- Khuyến khích dùng các loại năng lượng tái hồi
Ngài cũng khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng. Ngài tỏ ra rất dè dặt về thị trường cácbon, “một cách xoay xở để hỗ trợ cho việc tiêu thụ quá tải của một số nước và một số ngành”.
- Chấp nhận một thế giới có giới hạn và có tình tương trợ nhiều hơn
Bổn phận trong sáng này phải đi theo lời kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa ích kỷ để nhìn lại tình huynh đệ liên kết, một tình huynh đệ kết hợp gia đình nhân loại lại với nhau. “Chúng ta không thể cho rằng chăm sóc thiên nhiên và môi trường mà không khử độc các quan hệ nền tảng của con người”, Đức Phanxicô viết, tình huynh đệ tương trợ là chủ đề lặp đi lặp lại của triều giáo hoàng của ngài.
- Dự trù một sự giảm phát triển
Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến hệ quả của sự thay đổi khí hậu đối với những người “nghèo” nhất, ngài nhắc lại năm mươi lần trong bản thông điệp của mình. “Ngày nay chúng ta không thể không nhận thấy tương quan môi sinh luôn làm thay đổi tương quan xã hội, một tương quan phải thấm đậm công lý trong các cuộc thảo luận về môi trường, để lắng nghe tiếng kêu bất bình của trái đất cũng như của người nghèo”, ngài răn dặn.
- Những hành vi nhỏ mỗi ngày
Các hành vi này thường được học trong gia đình và đó là “dấu chỉ của một tình yêu cho xã hội và cho sự dấn thân vì lợi ích chung”, Đức Phanxicô nhấn mạnh, ngài nhắc lại Đức Phaolô VI cũng đã đề nghị xây dựng một “nền văn minh của tình yêu”.
- Chiêm niệm công trình tạo dựng
Linh đạo Kitô giáo thúc đẩy một lối sống chiêm niệm, để không bị “ám ảnh bởi tiêu thụ”, ngài nhấn mạnh. Chiêm niệm, ngược lại sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn về thế gian, một cách sâu đậm, tránh xa được lối “thống trị của kẻ mạnh và thói thích tích trữ”. Do đó nghỉ ngơi chiêm niệm không thể bị xem như “không sinh lợi và vô ích”.
- Từ Guardini đến Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, các quy chiếu của Đức Phanxicô
Ngoài ra ngài còn trích khoảng hai mươi lần các tài liệu được các Hội đồng giám mục nhiều nước công bố như các nước Nhật, Đức, Phi Luật Tân, Bồ Đào Nha, các nước Châu Mỹ La Tinh như Bolivia, Ba Tây, Argentina, Paraguay, Mễ Tây Cơ.
- Một thông điệp mở đường đối thoại với tất cả mọi người
Đối thoại này để “tương lai hành tinh” được tất cả mọi người cùng làm. Vì thế “cùng nhau đi tìm con đường giải thoát” là điều có thể làm được. Theo Đức Giáo hoàng, “các định hướng và hành động” tất cả đều đi qua con đường đối thoại cùng “với khoa học” cho sự “sung mãn của con người” hoặc “để có những đường hướng mới cho nền chính trị quốc gia hay địa phương”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc