NEW YORK: Tòa Thánh kêu gọi các giới
lãnh đạo chính trị, kinh tế và tôn giáo quốc gia và quốc tế góp phần
thăng tiến hoà bình và an ninh cho các nước nhỏ đang phát triển. Đức Tổng Giám mục (TGM) Bernarrdito Auza, Quan
sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra lời
kêu gọi trên đây trong diễn văn đọc trước phiên họp của Hội đồng bảo an
Liên Hiệp Quốc về đề tài “Hoà bình và an ninh cho các nước nhỏ đang phát
triển”.
Đức Cha Auza khẳng định rằng một trong các đe dọa đối với các nước này là sự kiện khí hậu thay đổi, khiến mực nước biển dâng cao, tạo ra các trận bão nhiệt đới và ngoài nhiệt đới, nhiệt độ không khí và biển gia tăng và thay đổi các kiểu mưa. Đây không phải chỉ là vấn đề môi sinh mà cũng liên quan tới sự phát triển nữa. Nó là một đe dọa sự sống. Các thay đổi khí hậu sẽ gây ra các hệ lụy tiêu cực trên đất đai và nguồn tài nguyên vốn đã nghèo của các nước này. Vì vậy điều cấp thiết nhất là lám sao ngăn chặn khí hậu thay đổi. Để đối phó với mọi hậu quả của nó cần phải huy động mọi lực lượng chính trị, kinh tế, khoa học, và truyền thống tôn giáo. Thay đổi khí hậu liên quan tới sự phát triển con người, như ĐTC Phanxicô đã khẳng định. Ngài đề nghị môi sinh toàn vẹn như mô thức phối hợp hài hòa các tương quan đa chiều kích, bởi vì chúng ta đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng vừa môi sinh vừa xã hội. Nếu chúng ta đánh mất đi ý thức chúng ta với môi sinh là một, thì thái độ của chúng ta sẽ là thái độ của những chủ nhân, người tiêu thụ và khai thác không có khả năng đưa ra các hạn chế cho các nhu cầu của mình. Săn sóc môi sinh là một thái độ xã hội. Tất cả mọi người đều có bổn phận đóng góp cho việc tìm ra một giải pháp toàn vẹn.
Vị đại diện Tòa Thánh đưa ra ba đề nghị. Thứ nhất, đạt một thỏa hiệp trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào tháng 12 năm nay để chiến đấu với nạn khí hậu thay đổi. Hàng lãnh đạo thế giới phải can đảm có tâm trí nhìn xa thấy rộng chứ không thiển cận nhắm tới các lợi nhuận nhất thời đang thống trị các đường lối chính trị và kinh tế thế giới. Thứ hai, bỏ ra các nguồn tài chánh đầy đủ để ngăn chặn nạn khí hậu thay dổi. Thứ ba, gia tăng khả thể có được loại năng lượng có thể canh tân. Hàng tỷ người trên thế giới cần năng lượng để ra khòi nghèo túng. Hàng tỷ người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ gái, đau khổ vì phải nấu nướng vời dầu hỏa. Đa số sống trong các vùng không được nối liền với hệ thống cung cấp năng lượng có thể canh tân. Các nước giàu phải trợ giúp các nước kém mở mang có được các kỹ thuật và nguồn tài chánh để sản xuất năng lưọng ít làm ô nhiễm môi sinh (SD 31-7-2015)
Đức Cha Auza khẳng định rằng một trong các đe dọa đối với các nước này là sự kiện khí hậu thay đổi, khiến mực nước biển dâng cao, tạo ra các trận bão nhiệt đới và ngoài nhiệt đới, nhiệt độ không khí và biển gia tăng và thay đổi các kiểu mưa. Đây không phải chỉ là vấn đề môi sinh mà cũng liên quan tới sự phát triển nữa. Nó là một đe dọa sự sống. Các thay đổi khí hậu sẽ gây ra các hệ lụy tiêu cực trên đất đai và nguồn tài nguyên vốn đã nghèo của các nước này. Vì vậy điều cấp thiết nhất là lám sao ngăn chặn khí hậu thay đổi. Để đối phó với mọi hậu quả của nó cần phải huy động mọi lực lượng chính trị, kinh tế, khoa học, và truyền thống tôn giáo. Thay đổi khí hậu liên quan tới sự phát triển con người, như ĐTC Phanxicô đã khẳng định. Ngài đề nghị môi sinh toàn vẹn như mô thức phối hợp hài hòa các tương quan đa chiều kích, bởi vì chúng ta đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng vừa môi sinh vừa xã hội. Nếu chúng ta đánh mất đi ý thức chúng ta với môi sinh là một, thì thái độ của chúng ta sẽ là thái độ của những chủ nhân, người tiêu thụ và khai thác không có khả năng đưa ra các hạn chế cho các nhu cầu của mình. Săn sóc môi sinh là một thái độ xã hội. Tất cả mọi người đều có bổn phận đóng góp cho việc tìm ra một giải pháp toàn vẹn.
Vị đại diện Tòa Thánh đưa ra ba đề nghị. Thứ nhất, đạt một thỏa hiệp trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào tháng 12 năm nay để chiến đấu với nạn khí hậu thay đổi. Hàng lãnh đạo thế giới phải can đảm có tâm trí nhìn xa thấy rộng chứ không thiển cận nhắm tới các lợi nhuận nhất thời đang thống trị các đường lối chính trị và kinh tế thế giới. Thứ hai, bỏ ra các nguồn tài chánh đầy đủ để ngăn chặn nạn khí hậu thay dổi. Thứ ba, gia tăng khả thể có được loại năng lượng có thể canh tân. Hàng tỷ người trên thế giới cần năng lượng để ra khòi nghèo túng. Hàng tỷ người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ gái, đau khổ vì phải nấu nướng vời dầu hỏa. Đa số sống trong các vùng không được nối liền với hệ thống cung cấp năng lượng có thể canh tân. Các nước giàu phải trợ giúp các nước kém mở mang có được các kỹ thuật và nguồn tài chánh để sản xuất năng lưọng ít làm ô nhiễm môi sinh (SD 31-7-2015)
Linh Tiến Khải
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc