Suy niệm Tin Mừng Lc 1:67-79
Cất lời chúc tụng
Lễ Giáng Sinh tới rồi! Một mùa lễ với nhiều nội dung quá súc tích và phong phú: Hài nhi Giê-su giáng sinh tại Bê-lem trong khung cảnh đơn sơ nghèo hèn, một Con Thiên Chúa mặc lấy xác phàn và đi vào kiếp sống của con người nhân loại, một Thiên Chúa khởi đầu việc thực hiện công trình cứu độ mà toàn nhân loại đã từ lâu hằng mong đợi… Lời Chúa của cả ba Thánh Lễ được cử hành trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh có mục đích: trình bầy cho chúng ta ba mảng tư tưởng trên; mỗi người đều có quyền chọn lấy cho mình một đề tài riêng để suy niệm. Tuy nhiên chính lúc này, tôi lại muốn buông mình vào tâm tư của ngày lễ vọng (chiều ngày 24 tháng 12) để tận hưởng cái tâm tình tuyệt vời của bài thánh ca “Chúc Tụng” (Benedictus), mà tôi vẫn thường đọc lên mỗi buổi kinh sáng. Bài ca này chứa đựng một tâm tưởng mà theo tôi, phải là mục tiêu của suy niệm trong cả ba Thánh Lễ tiếp theo; đồng thời cũng phải trải dài suốt cả đời sống Ki-tô hữu: một tâm tình chúc tụng tạ ơn không ngơi nghỉ.
Da-ca-ri-a đã có cả một thời gian 09 tháng khá dài để nghiền ngẫm về biến cố đang được khai mở, mà dầu trong tư cách là tư tế, ông vẫn thấy mình chẳng hiểu tí gì. Điều quan trọng nhất ông làm trong suốt khoảng thời gian đó có lẽ không phải là làm một suy tư gì cao siêu cho bằng học hỏi lại kinh thánh và các lời tiên tri… khởi đi từ chính cái cảm nghiệm về thân phận của một người bị câm điếc, của một tư tế bị dị nghị và gạt bỏ. Chính trong cái tâm trạng bĩ cực đó và dưới ơn soi dẫn của Thánh Thần, ông đã mơ hồ nghiệm ra được một điều gì thật vĩ đại đang dần trở thành trọng tâm của toàn bộ lịch sử nhân loại, và đối với cuộc sống riêng ông; đó là Thiên Chúa đầy trắc ẩn đã khởi công thực hiện công trình cứu chuộc của Người. Việc con trai ông, Gio-an - vị tiền hô của đấng Cứu Thế, hạ sinh chỉ là một dấu khởi đầu, như hừng đông báo trước một bình minh chói lọi. Chính vì thế mà với việc Gio-an chào đời, vừa lúc miệng lưỡi ông mở ra và ông nói được, ông lập tức cất tiếng chúc tụng Thiên Chúa.
Và lời chúc tụng (benedictus) thật kỳ diệu: nó khác xa Bài Ca Chiến Thắng mà Mô-sê cùng với con cái It-ra-en cất lên sau khi đã vượt qua biển đỏ và tận mắt chứng kiến việc Đức Chúa Gia-vê hiển hách chiến thắng binh lực hùng mạnh của Pha-ra-ô để giải phóng dân riêng Người (xem Xh 15:1-20). Ở đây phác hoạn lên hình ảnh một Thiên Chúa rất trái ngược, một Thiên Chúa ‘đầy tình xót thương, đầy lòng trắc ẩn…’ bằng những đường nét của một chuỗi các hành động khác nhau: Người…
Viếng thăm cứu chuộc dân Người
Cho xuất hiện vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta
Cứu ta thoát khỏi địch thù
Trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
Giải phóng ta khỏi tay địch thù
Cho ta chẳng còn sợ hãi
Cứu độ và tha thứ hết mọi tội khiên
Viếng thăm ta
Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
Dẫn ta bước vào đường nẻo bình an
Đối với Da-ca-ri-a, đích thực một kỷ nguyên mới đang khai mở, kỷ nguyên của Tân Ước trong đó xuất hiện một Thiên Chúa đầy từ tâm và nhân ái; đó phải là một kỷ nguyên mà trong đó, chúc tụng sẽ là công việc chính yếu cần làm.
Lễ Giáng Sinh, mà ngày mai tôi mừng kính, sẽ chẳng có giá trị gì nếu không kèm theo lời chúc tụng. Và lời chúc tụng chân thực nhất sẽ không chỉ là hòa mình với toàn thể nhân loại tham gia một lễ hội, mà là cùng với Hội Thánh - các kẻ tin vang lên lời chúc tụng, xuất phát từ nhận thức khiêm hạ sinh động về thân phận thấp hèn của con người đầy dẫy những khiếm khuyết, lầm lỗi, yếu đuối và đổ vỡ, nhưng chính con người đò lại được chính Thiên Chúa đoái hoài, và… đầy lòng trắc ẩn viếng thăm. Chỉ có như thế, Giáng Sinh mới trở thành một bài ca chúc tụng tạ ơn phát xuất từ tận đáy lòng, một bài ca diễn đạt không ngơi nghỉ niềm tin và hy vọng của cả một tập thể các môn đệ, tức là Hội Thánh.
Lạy Chúa Hài Nhi, quỳ bên máng cỏ, con muốn chiêm ngắm Chúa, đồng thời chiêm ngắm chính con người con. Càng ngắm nhìn Chúa con lại thấy cần phải thẳng thắn nhìn sâu vào con người yếu hèn của mình. Con không thể hiểu hết được ý nghĩa việc Chúa Giáng Sinh, nếu con không nhận ra sự thấp kém của mình. Chúa làm người để con được làm con Thiên Chúa, dẫu trong tất cả yếu đuối và tội lỗi. Chúa làm người để con không còn tự ti mạc cảm, nhưng luôn biết dâng lời ngợi khen và chúc tụng không ngơi. A-men
Cất lời chúc tụng
Lễ Giáng Sinh tới rồi! Một mùa lễ với nhiều nội dung quá súc tích và phong phú: Hài nhi Giê-su giáng sinh tại Bê-lem trong khung cảnh đơn sơ nghèo hèn, một Con Thiên Chúa mặc lấy xác phàn và đi vào kiếp sống của con người nhân loại, một Thiên Chúa khởi đầu việc thực hiện công trình cứu độ mà toàn nhân loại đã từ lâu hằng mong đợi… Lời Chúa của cả ba Thánh Lễ được cử hành trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh có mục đích: trình bầy cho chúng ta ba mảng tư tưởng trên; mỗi người đều có quyền chọn lấy cho mình một đề tài riêng để suy niệm. Tuy nhiên chính lúc này, tôi lại muốn buông mình vào tâm tư của ngày lễ vọng (chiều ngày 24 tháng 12) để tận hưởng cái tâm tình tuyệt vời của bài thánh ca “Chúc Tụng” (Benedictus), mà tôi vẫn thường đọc lên mỗi buổi kinh sáng. Bài ca này chứa đựng một tâm tưởng mà theo tôi, phải là mục tiêu của suy niệm trong cả ba Thánh Lễ tiếp theo; đồng thời cũng phải trải dài suốt cả đời sống Ki-tô hữu: một tâm tình chúc tụng tạ ơn không ngơi nghỉ.
Da-ca-ri-a đã có cả một thời gian 09 tháng khá dài để nghiền ngẫm về biến cố đang được khai mở, mà dầu trong tư cách là tư tế, ông vẫn thấy mình chẳng hiểu tí gì. Điều quan trọng nhất ông làm trong suốt khoảng thời gian đó có lẽ không phải là làm một suy tư gì cao siêu cho bằng học hỏi lại kinh thánh và các lời tiên tri… khởi đi từ chính cái cảm nghiệm về thân phận của một người bị câm điếc, của một tư tế bị dị nghị và gạt bỏ. Chính trong cái tâm trạng bĩ cực đó và dưới ơn soi dẫn của Thánh Thần, ông đã mơ hồ nghiệm ra được một điều gì thật vĩ đại đang dần trở thành trọng tâm của toàn bộ lịch sử nhân loại, và đối với cuộc sống riêng ông; đó là Thiên Chúa đầy trắc ẩn đã khởi công thực hiện công trình cứu chuộc của Người. Việc con trai ông, Gio-an - vị tiền hô của đấng Cứu Thế, hạ sinh chỉ là một dấu khởi đầu, như hừng đông báo trước một bình minh chói lọi. Chính vì thế mà với việc Gio-an chào đời, vừa lúc miệng lưỡi ông mở ra và ông nói được, ông lập tức cất tiếng chúc tụng Thiên Chúa.
Và lời chúc tụng (benedictus) thật kỳ diệu: nó khác xa Bài Ca Chiến Thắng mà Mô-sê cùng với con cái It-ra-en cất lên sau khi đã vượt qua biển đỏ và tận mắt chứng kiến việc Đức Chúa Gia-vê hiển hách chiến thắng binh lực hùng mạnh của Pha-ra-ô để giải phóng dân riêng Người (xem Xh 15:1-20). Ở đây phác hoạn lên hình ảnh một Thiên Chúa rất trái ngược, một Thiên Chúa ‘đầy tình xót thương, đầy lòng trắc ẩn…’ bằng những đường nét của một chuỗi các hành động khác nhau: Người…
Viếng thăm cứu chuộc dân Người
Cho xuất hiện vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta
Cứu ta thoát khỏi địch thù
Trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
Giải phóng ta khỏi tay địch thù
Cho ta chẳng còn sợ hãi
Cứu độ và tha thứ hết mọi tội khiên
Viếng thăm ta
Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
Dẫn ta bước vào đường nẻo bình an
Đối với Da-ca-ri-a, đích thực một kỷ nguyên mới đang khai mở, kỷ nguyên của Tân Ước trong đó xuất hiện một Thiên Chúa đầy từ tâm và nhân ái; đó phải là một kỷ nguyên mà trong đó, chúc tụng sẽ là công việc chính yếu cần làm.
Lễ Giáng Sinh, mà ngày mai tôi mừng kính, sẽ chẳng có giá trị gì nếu không kèm theo lời chúc tụng. Và lời chúc tụng chân thực nhất sẽ không chỉ là hòa mình với toàn thể nhân loại tham gia một lễ hội, mà là cùng với Hội Thánh - các kẻ tin vang lên lời chúc tụng, xuất phát từ nhận thức khiêm hạ sinh động về thân phận thấp hèn của con người đầy dẫy những khiếm khuyết, lầm lỗi, yếu đuối và đổ vỡ, nhưng chính con người đò lại được chính Thiên Chúa đoái hoài, và… đầy lòng trắc ẩn viếng thăm. Chỉ có như thế, Giáng Sinh mới trở thành một bài ca chúc tụng tạ ơn phát xuất từ tận đáy lòng, một bài ca diễn đạt không ngơi nghỉ niềm tin và hy vọng của cả một tập thể các môn đệ, tức là Hội Thánh.
Lạy Chúa Hài Nhi, quỳ bên máng cỏ, con muốn chiêm ngắm Chúa, đồng thời chiêm ngắm chính con người con. Càng ngắm nhìn Chúa con lại thấy cần phải thẳng thắn nhìn sâu vào con người yếu hèn của mình. Con không thể hiểu hết được ý nghĩa việc Chúa Giáng Sinh, nếu con không nhận ra sự thấp kém của mình. Chúa làm người để con được làm con Thiên Chúa, dẫu trong tất cả yếu đuối và tội lỗi. Chúa làm người để con không còn tự ti mạc cảm, nhưng luôn biết dâng lời ngợi khen và chúc tụng không ngơi. A-men
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc