Quí bạn thân mến,
Lễ
Giáng Sinh của Hài Nhi hiện thân Chúa giầu lòng xót thương đã gần kề,
chúc các bạn nghiệm ra lòng thương xót Chúa thật bao la trong đời sống
mình.
Lý
do nào để nhảy mừng?
Ai
cũng biết lễ Giáng Sinh là lễ của vui tươi, của rạng
rỡ! Đã từ lâu, nhất là trong xã hội phương tây, Giáng
Sinh là lễ hội của các lễ hội; nếu nói theo cách
người Việt thì là Tết của các ngày tết. Chẳng thế
mà ngay cả trong những xã hội vô thần không thiết gì
tới việc Thiên Chúa giáng trần, thế mà người ta vẫn
cứ trang hoàng mua sắm và ăn mừng. Chắc chắn là chúng
ta sẽ, cùng với toàn thể nhân loại hòa mình vào niềm
vui chung đó với mọi người, điều đó là thật dễ
hiểu, tuy nhiên với tư cách là Ki-tô hữu, chúng ta thuộc
số ít những người hiểu biết tường tận nguồn gốc
và lý do của niềm vui đó. Nguồn vui có xuất xứ từ
việc: một Hài Nhi nhỏ bé, một con người cụ thể đã
giáng trần. Và khi Hài Nhi - Con Người đó tới thì đã
đem lại niềm vui cho toàn thể nhân loại, và làm cho mọi
người đều nhảy mừng. Nhưng ‘biết’ thế thôi thì
chưa đủ! Câu hỏi được đặt ra là, có thật tôi và
bạn, sau khi ‘biết’ Hài Nhi đến viếng thăm mình,
chúng ta có thực sự muốn nhảy mừng như Gio-an ngay từ
trong dạ mẹ hay không? “bà
Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con
trong bụng nhảy mừng lên”.
Bên
Mongolia
dân chúng theo một thứ tôn giáo tự nhiên của nhóm người
du mục Trung Á gọi là đạo Shaman.
Trong tôn giáo đó, tương tự như Cựu Ước, thầy Sha-man
đóng vai ngôn sứ sẽ chỉ cho dân biết các nơi thần
thánh ngự trị, và sẽ dạy cho dân biết cách làm cho các
ngài nguôi cơn thịnh nộ, không ra tay vật chết hay làm
hại được mình. Mỗi khi tới gần nơi các ngài ngự -
thường là một tảng đá hay một gốc cây cổ thụ nào
đó, mọi người đều phải kính cẩn đi quanh ba vòng
theo hướng tay phải. Cũng như nhiều tôn giáo cổ xưa
khác, Sha-man quả thực là tôn giáo của sợ hãi; chính vì
thế mà khi dạy giáo lý cho các sinh viên Mongolia,
tôi đã cố gắng trình bày đạo Công giáo như một tôn
giáo của tình thương, tôn giáo đem lại vui mừng và hy
vọng. Tưởng là một công việc dễ dàng, nhưng càng dạy,
tôi càng nghiệm thấy vẫn còn phảng phất đâu đó, ngay
trong ‘Tin Mừng’ mà tôi đang rao giảng, một nỗi sợ
hãi bàng bạc (đôi khi được biện minh bằng từ ‘kính
sợ Thiên Chúa’ chăng?). Chính lúc đó tôi mới nhận ra:
yếu tính thực sự của Tin Mừng phải là vui mừng trọn
vẹn. Tin Mừng không chấp nhận đội trời chung với sợ
hãi dưới bất cứ hình thức nào! bao lâu còn vấn vương
sợ hãi, dầu là nhỏ nhất, bấy lâu vẫn chưa thực sự
hiện diện Tin Mừng chân chính. Từ cửa miệng Đức
Giê-su không biết bao nhiêu lần đã liên tục vang lên
điệp khúc: “Đừng
sợ!”
để chấn an các môn đệ
là
gì?
Nhưng
làm sao mà không sợ cho được: nếu đã phạm tội thì
tôi phải sợ hình phạt hỏa ngục chứ…, nếu không hãi
sợ thì người ta sẽ phạm tội bừa phứa mất thôi!
Đúng vậy: sợ hãi dựa trên thưởng phạt xem ra là yếu
tính của mọi tôn giáo, nền tảng của mọi nền luân lý
và đạo đức xã hội, vì nhân quả là định luật căn
bản tuyệt đối của trời đất và con người. Đã có
nhân thì phải có quả, có thưởng thì phải có phạt,
như vậy mới công bằng, mới giúp làm lành lánh dữ chứ!
Như
thế Hài Nhi mà Ma-ri-a mang trong dạ chắc phải có một
khả năng gì đặc biệt lắm: khả năng làm cho con người
nhảy mừng và chấm dứt mọi sợ hãi, khả năng đạp đổ
định luật nhân quả cho tới lúc đó vẫn thống trị
tuyệt đối trên toàn thể nhân loại. Sau này khi lên
đường rao giảng ‘học thuyết’ của mình, Giê-su - tên
Hài Nhi đó, sẽ gọi khả năng đó là ‘Tin Mừng’ - Tin
Mừng cứu độ; Tin Mừng này hệ tại ở việc tin và
chấp nhận vô điều kiện tình thương tha thứ của Thiên
Chúa. Chính lòng thương xót từ ái của Chúa, được thể
hiện qua Thập Giá Đức Ki-tô Giê-su, sẽ trở thành định
luật mới vĩ đại, đối kháng trực diện với luật
nhân quả ngàn đời; “Ai
tin vào Người Con ấy thì không bị kết án… và không
bị luận phạt…” (Ga
3:18). Kể từ khi xuất hiện Hài Nhi, nhân loại sẽ được
chia thành hai phe: một bên là những người tiếp tục
sống dưới luật nhân quả, chấp nhận thưởng phạt như
một định luật bất di bất dịch, kèm theo mối sợ hãi
‘tích cực?’ có khả năng thúc đẩy họ làm lành lánh
dữ, còn bên kia là những ai tin và chấp nhận lòng từ
nhân và tha thứ nhiệm mầu của Thiên Chúa, mà Hài Nhi
Giê-su đã khai mở. Phe thứ hai này sẽ sống không như
đầy tớ trong sợ hãi, nhưng trong tinh thần nghĩa tử của
con cái, tuy vẫn biết bản thân mình còn đầy bất toàn
và tội lỗi (xem Gl 4:7). Gio-an Tiền Hô đã là một trong
các nhân vật đầu tiên được ghi danh vào nhóm thứ hai
này, và vì thế ông đã nhảy mừng ngay từ lúc khởi đầu
kiếp sống làm người của mình. Tương tự như thế, kể
từ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, Ki-tô hữu chúng ta
cũng đã ghi tên mình vào nhóm hai này, để vui mừng đón
nhận tình yêu tha thứ, là Tin Mừng không vương chút sợ
hãi; dưới lối nhìn này, truyền giáo sẽ được hiểu
như một cuộc chinh phục phe nhân loại còn nằm trong sợ
hãi của luật nhân quả, để đưa họ tới hưởng niềm
‘vui
mừng và hy vọng’
của Tin Mừng cứu rỗi.
Vậy
tôi hãy nhảy mừng trong ngày Hai Nhi giáng thế, vì đó là
ngày cứu độ, ngày giải phòng trọn vẹn của chính tôi
và của toàn nhân loại!
Lạy
Mẹ Maria hớn hở mừng vui, xin hãy mang Hài Nhi đến viếng
thăm con và làm cho con cũng được nhảy mừng. Xin cất
khỏi lòng con mọi nỗi sợ hãi, như Mẹ đã từng diễn
đạt:“tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, đấng cứu
độ tôi; phận nữ tỳ hèn mọn Người đoái thương nhìn
tới…; đời nọ tới đời kia Chúa hằng thương xót…”
và xin Mẹ làm cho con trở thành một nhà truyền giáo, tức
là kẻ loan truyền cho mọi người niềm vui vì biết rằng:
mình đượcThiên Chúa cứu độ. A-men
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc