National reporter – Michael O’Loughlin – 12/5/2015
Khi đương đầu với nạn nghèo đói, tổng thống Barack Obama muốn các Kitô hữu Mỹ hãy hành động sao cho giống như Giáo hoàng Phanxicô.
Tổng thống Obama gọi Đức Phanxicô là ‘có sức biến đổi’ và nói rằng ‘quyết tâm’ của giáo hoàng muốn đương đầu với nạn nghèo đói là trung tâm đời sống Kitô hữu của ngài, và đã làm cho ngài trở nên một biểu tượng toàn cầu.
‘Điều này nêu bật lý do vì sao ngài có sức hiệu triệu không thể tin nổi, với cả những người trẻ khắp thế giới, và tôi tin rằng đây là thông điệp mà mọi người sẽ lĩnh hội được khi ngài đến thăm Hoa Kỳ sắp đến.’ Đây là nhận định của Obama, hôm thứ ba vừa qua, hướng đến chuyến công du tháng 9 của giáo hoàng.
Trong chuyến đi lần này, Đức Phanxicô sẽ có buổi nói chuyện với Lưỡng viện và một bài nói về môi trường ở Liên hiệp quốc. Obama đã gặp Đức Phanxicô tại Vatican hồi năm 2014, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên Giáo hoàng người Argentina này đến Hoa Kỳ.
“Khi tôi nghĩ về đức tin và các bổn phận Kitô giáo của chính tôi, thì một điều quan trọng đối với tôi là phải nghĩ xem, bản thân tôi có thể làm được gì, chẳng hạn như dạy dỗ người trẻ, hay đóng góp từ thiện.
Nhưng với các cộng đoàn Kitô giáo, thì có một điều quan trọng khác nữa, đó là phải có tiếng nói trong thảo luận chung rộng lớn hơn.’
Obama nói rằng chính trị của Kitô giáo, đang có khuynh hướng tập trung quanh một tập hợp nhỏ mà thôi, như phá thai chẳng hạn. Và tổng thống hi vọng điều này sẽ thay đổi trong thời gian chuẩn bị bầu cử 2016.
‘Đức tin của chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn nữa, khi các tổ chức lên tiếng theo một cách thức thuyết phục hơn.’
Những lời này được tổng thống Obama phát biểu tại hội nghị chống đói nghèo của các lãnh đạo phái Phúc âm và Công giáo tại Đại học Georgetown.
Cùng hiện hiện với Obama là chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Hoa Kỳ, Arthur C. Brooks, và nhà xã hội học của Harvard, Robert Putnam. Hơn 120 người đã tham dự hội nghị 3 ngày tại Đại học Georgetown, đại diện cho lăng kính hệ tư tưởng trải rộng trong Công giáo và phái Phúc âm.
Trích lại những lời trong quyển ‘Con cái chúng ta: Giấc mơ Mỹ đang Khủng hoảng’ của Putnam, Obama nói rằng bất bình đẳng kinh tế ngày càng tăng đang củng cố cho vòng tròn đói nghèo.
‘Một phần những gì đang diễn ra trong nền chính trị của chúng ta, là việc những người ưu tú trong thế giới toàn cầu năng động này, có thể quy tụ sống với nhau, xa khỏi những người ít giàu có hơn, để họ đỡ cảm thấy phải tận tâm trong những trách nhiệm dấn thân này.’
Bàn đến các đề xuất chính sách, Obama nói rằng trong khi cánh tả và cánh hữu có khuynh hướng đồng thuận rằng nghèo đói là việc không thể chấp nhận, ‘nhưng khi bàn đến ngân sách, các chọn lựa, các ưu tiên hàng đầu, thì bắt đầu có rạn nứt.’
Tổng thống kêu gọi đầu tư thêm nữa cho các trường công, các đại học, đào tạo việc làm, và cơ sở hạ tầng, nhưng cũng nói rằng người Mỹ phải thấy rằng những việc này sẽ tiêu tốn nhiều tiền.
‘Nhưng việc này sẽ không xảy đến khi chỉ nhờ một mình các nguồn lực thị trường mà thôi. Chính phủ và ngân sách của chúng ta phải thể hiện được quyết tâm của chúng ta muốn đầu tư vào những việc này.’
Ngược lại, Brooks thì cho rằng, trong hai thập niên vừa qua, thị trường đã đưa hàng trăm triệu người thoát đói nghèo,và quyền tiêu dùng đó phải được giữ vững.
‘Mạng lưới bảo vệ chỉ nên giới hạn dành riêng cho những ai thực sự nghèo khổ. Sự giúp đỡ phải luôn đi kèm với sức mạnh của công việc.’
Nhưng cả Obama và Brooks đều chỉ trích những người cực đoan.
Brooks nói rằng, ‘Không một nhà kinh tế học nào bác bỏ được các công ích. Thị trường đôi khi suy sụp, và nhà nước luôn có vai trò của mình.’
Còn Obama cho biết ông thấy lo sợ khi xem những bài phỏng vấn như ‘Obama- cô tổng đài’ và tổng thống bác bỏ những phàn nàn rằng ông đã trách mắng quá đáng các đàn ông Mỹ gốc Phi về trách nhiệm chống đói nghèo của người cha gia đình.
‘Tôi là một người da đen, lớn lên mà không có cha, và tôi biết cái giá tôi phải trả cho việc này, tôi cũng biết khả năng bản thân của tôi để vượt qua cái vòng luẩn quẩn này. Và từ đó, tôi nghĩ rằng các con gái tôi sẽ tốt hơn nữa.’
Còn Putnam, dù đưa ra nhiều thách thức mà xã hội phải đối diện để thắng được nạn nghèo đói – bao gồm khoảng cách lương bổng, các trường học phá sản, và hôn nhân tan vỡ – cho rằng ông vẫn hi vọng.
‘Về mặt lịch sử, đây là dạng vấn đề mà người Mỹ đã từng đối mặt trong quá khứ và đã giải quyết được.’
Nhưng trong suốt toàn hội nghị, câu nói nhận được tràng pháo tay nồng nhiệt nhất là của Dionne, đáp lại lời khen ngợi mà tổng thống Obama dành cho giáo hoàng: ‘Tất cả mọi sự kiện đều trở nên tốt đẹp hơn khi có nói đến Giáo hoàng Phanxicô.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc