0

Nhiếp ảnh gia của Hải quân Mỹ Ignacio Perez may mắn ghi lại được khoảnh khắc hiếm thấy khi chiếc tàu sân bay lớp Nimitz này đi qua cầu vồng trên Thái Bình Dương vào một ngày đẹp trời.

 
Cầu vồng được tin là sẽ mang lại may mắn cho ai nhìn thấy và thì thầm lời ước của mình. Và có lẽ thủy thủ đoàn trên con tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS John C. Stennis sẽ không bỏ lỡ dịp may của mình trước cảnh tượng không dễ bắt gặp đó trên Thái Bình Dương.

Somewhere under the rainbow: The USS John C. Stennis sails through a rainbow hanging over the Pacific Ocean in this U.S. Navy photo
Khoảnh khắc tàu sân bay USS John C. Stennis đi bên dưới cầu vồng trên Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Mỹ

“Khi nhìn thấy cầu vồng, tôi không khỏi phấn kích vì đây thực sự là một cảnh tượng rất khác biệt. Tôi cũng biết việc một chiếc tàu đi qua cầu vồng là cực kỳ hiếm thấy” - ông Perez nói với CNN.

Tàu USS John C. Stennis hiện đang vận hành trên Thái Bình Dương để chuẩn bị cho các đợt triển khai mới. Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ 7 trong lớp Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ, đặt tên theo Thượng nghị sỹ John C. Stennis của bang Mississippi.
Tàu được đưa vào hoạt động vào tháng 12 -1995, được trang bị các hệ thống tên lửa đất-đối-không của NATO RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air Missile, các hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa hành trình Phalanx, và Hệ thống chiến tranh điện tử SLQ-32.

Cầu vồng với người Công Giáo:

Trích sách Sáng Thế: ”Thiên Chúa phán với ông Nôe và các con ông đang ở với ông rằng: ”Đây Ta lp giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này, và tất cả mọi sinh vật ở với các ngươi: chim chóc, gia súc, dã thú ở với các ngươi, nghĩa là mọi vật ở trong tầu đi ra, kể cả dã thú. Ta lập giao ước của Ta với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn bịớc hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa”. Thiên Chúa phán: ”Đây là dấu hiệu giao ưc Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau: Ta gác cây cung của Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa. Cây cung sẽ ở trong mây” (St 9,8-15).

Trên thế giới có tất cả 68 câu chuyện lụt hồng thủy, trong đó có cả chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh của Việt Nam. Lụt lội, nước lũ là tai ương thiên nhiên xảy ra trong mọi thời đại và ở khắp nơi trên thế giới này. Những tai ương trong hai năm qua cho chúng ta thấy điều đó: Tsunami, Katrina, Rita. Chúng là các thiên tai, nhưng đồng thời cũng diễn tả cuộc đấu tranh của con người chống lại các tai ương thiên nhiên để sống còn. Nước là yếu tố đem lại sự sống và trao ban sức phong phú tốt tươi cho con người, thảo mộc và súc vật, nhưng nước cũng có thể giết chết và hủy diệt.

Trong Kinh Thánh Cựu Ước các soạn giả thuộc hai trường phải Giavít và Tư Tế đã lấy lại hầu như nguyên vẹn câu chuyện lụt hồng thủy của các dân tộc vùng Lưỡng Hà xưa kia, tức Iran Irak ngày nay, nhưng trao ban cho nó ý nghĩa thần học. Lụt Hồng Thủy là hậu qủa do tội lỗi con người gây ra: Thiên Chúa đánh phạt cuộc sống tội lỗi xấu xa của con người. Nước lụt hồng thủy quét sạch dấu vết các tội lỗi ấy. Tuy nhiên, khẳng định rằng Thiên Chúa đánh phạt tội lỗi con người chỉ là một kiểu cách diễn tả quan niệm thần học về sự công thẳng của Thiên Chúa. Thật ra, chính cung cách sống gian tham ác độc của con người dẫn đưa con người tới cái chết và sự hủy diệt, vì nó chứa đựng trong mình sức tàn phá đương nhiên của sự dữ dưới tất cả mọi hình thái của nó. Con đẻ của tội lỗi và sự dữ là cái chết và sự hủy diệt.

Như thế, chẳng những Thiên Chúa không đánh phạt, mà còn tìm mọi cách để cứu vớt con người, cứu vớt những gì còn có thể cứu vớt được. Ngài cứu vớt một số sót: đó là gia đình ông Nôe, người có cuộc sống thánh thiện và công chính. Sau khi nước rút hết và mặt đất khô ráo trở lại, Thiên Chúa đã ký kết với ông Noe và mọi sinh vật sống sót một giao ước; và cái mống hay cây cầu vồng nhiều mầu như hình cây cung là dấu hiệu của giao ước đó nối liền giữa trời và đất. Thiên Chúa sẽ không đánh phạt con người bằng lụt hồng thủy nữa. Ngài treo cây cung lên trời, như dấu chỉ ngưng chiến, thôi đánh phạt, hòa bình.

Cứu vớt một số sót, giải thoát con người khỏi sự dữ và cái chết: đó là cung cách hành xử thường hằng của Thiên Chúa trong lịch sử loài người và lịch sử thế giới. Thiên Chúa thánh thiện và công thẳng, nhưng cũng vô cùng từ bi nhân thứ. Ngài luôn luôn xót thương con người là thụ tạo cao vời nhất phát xuất từ bàn tay yêu thương của Ngài. Sau khi loài người phạm tội đánh mất đi sự sống thần thiêng và xa rời Ngài, Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Tinh ngay tức khắc. Ngài phán với Con Rắn là Satan đã cám dỗ lừa dối khiến cho con người phạm tội : ”Người Nữ sẽ đạp dập đầu mi, và mi sẽ tìm cắn gót chân Người” (St 3,15).

Sau khi Cain giết em là Abel, Thiên Chúa tìm cách cứu Cain khỏi bị trả thù. Thiên Chúa là Thiên Chúa sự sống, Ngài không muốn cho con người bị hư mất và hủy hoại, dù con người có tội lỗi đến đâu đi nữa. Do đó, như một bà mẹ yêu thương, Ngài kiên nhẫn mời gọi con người hoán cải, thay đổi cung cách suy tư hành xử, từ bỏ con đường tà vạy để sống ngay lành thánh thiện. Hoán cải, thay đổi lối sống, thanh tẩy tâm lòng, canh tân cung cách suy tư hành xử: đó là sứ điệp Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội nhắn gửi từng người trong chúng ta, đặc biệt trong mùa Chay thánh. Và lời ngôn sứ Isaia rao giảng xưa kia lại vang lên thời sự hơn bao giờ hết: ”Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta. Đừng làm điều ác nữa. Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho qủa phụ... Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,16-18). Qua ngôn sứ Edekiel Thiên Chúa minh xác với chúng ta rằng: ”Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống. Hãy trở lại, hãy từ bỏ đường lối xấu xa của các ngươi mà trở lại. Sao các ngươi lại muốn chết?” (Ed 33,11).
Linh Tiến Khải (Đài Vatican)

Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus

Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc

 
Top