Khi bà nội tôi còn sống, cha tôi thường để bà giao tiếp với dì tôi. Vào các buổi chiều thứ Bảy, bà thường ngồi trên xích đu và xem ti-vi, lần chuỗi Mai Côi, hoặc lơ mơ ngủ. Cha tôi thường lén đứng sau lưng bà, rồi ôm bà từ phía sau, rồi hôn bà. Ngay lập tức, bà kêu ré lên, đẩy cha tôi ra và yêu thương nói: “Thằng chó này!”.
Sau đó, cha tôi hiền như chiên con ở bên mẹ, dù cha tôi là giám đốc một công ty. Quả thật, uy tín của người mẹ rất mạnh mẽ đối với những đứa con.
Cách thức của Thiên Chúa
Dù là Tạo Hóa, là Đấng tạo dựng vũ trụ, Chúa Giêsu vẫn vâng lời Đức Mẹ. Chúng ta hãy dừng lại để suy tư về ý tưởng này.
Thiên Chúa có thể đến thế gian bằng vô vàn cách khác. Ngài có thể mở trời ra, xuống thế gian với cơ binh thiên thần rất oai phong lẫm liệt. Thế nhưng Ngài lại chọn cách đi qua Đức Mẹ.
Tại sao Ngài đến thế gian qua Đức Mẹ? Tại sao Ngài ở 9 tháng trong cung lòng Đức Mẹ? Tại sao hoàn toàn đáng tin mọi điều về Đức Mẹ – về thực phẩm, sự nuôi dưỡng, sự ấm áp, sự bảo vệ, sự an toàn, sống hoàn toàn phụ thuộc Đức Mẹ? Tại sao Ngài sống bên Đức Mẹ suốt 33 năm, nhưng chỉ có 3 năm sống với thế giới?
Đấng phân phát mọi ân sủng
Phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu được thực hiện qua lời yêu cầu của Đức Mẹ. Qua phép lạ tại tiệc cưới Cana, Đức Mẹ cho thấy ý nghĩa đầy đủ của giáo lý về việc Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng. Đức Mẹ bầu cử cho chúng ta trước mặt Chúa để chúng ta nhận được các ân sủng chúng ta cần hằng ngày, và nhất là đối với ơn cứu độ của chúng ta.
Viên ngọc quý thứ nhì trong triều thiên của Đức Mẹ là tín điều thứ năm được đề nghị: Đức Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian và Trạng Sư (Co-Redemptrix, Mediatrix and Advocate). Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng, nghĩa là MỌI ÂN SỦNG của MỌI THỜI ĐẠI được Thiên Chúa ban cho nhân loại qua đôi tay của Đức Mẹ.
Có ý gì khi chúng ta nói chữ “ân sủng”? Tác giả Leo Trese viết trong cuốn “The Faith Explained” (Giải Thích Đức Tin), viết: “…Ân sủng là tặng phẩm siêu nhiên nội tâm được Thiên Chúa ban cho chúng ta nhờ công trạng của Đức Kitô để cứu độ chúng ta”.
Ân sủng là tặng phẩm nội tâm được Thiên Chúa ban cho chúng ta QUA ĐỨC MẸ để giúp chúng ta nên thánh và đạt được sự sống đời đời. Ân sủng là các xung lực của Chúa, các ánh sáng tâm linh đó thường thúc giục chúng ta làm điều tốt chứ đừng làm điều xấu. Thiếu ân sủng, chúng ta sẽ không thoát khỏi tầm lưới tinh vi của ma quỷ.
Và không có Đức Mẹ, Đấng DUY NHẤT canh giữ kho tàng ân sủng và ban phát ân sủng, Đấng trợ giúp chiến thắng ma quỷ để chúng ta được cứu độ, chúng ta sẽ thua trắng. Thánh Antoninus đã viết: “Bất kỳ ai kêu xin và muốn nhận ân sủng mà không có sự can thiệp của Đức Mẹ, mọi nỗ lực đều vô ích”.
Đấng Trung Gian trong truyền thống Giáo hội
Từ đầu thế kỷ thứ IV, các thánh và các giáo phụ đã tôn xưng Đức Maria là Đấng Trung Gian (Mediatrix) hoặc Người Điều Đình (Mediator). Thế kỷ IV, Thánh Ephraem nói: “Với sự điều đình, bạn là Người Trung Gian của cả thế giới”. Antipater Bostra, một trong các giáo phụ của Công đồng Ê-phê-sô (năm 431 sau công nguyên), viết: “Kính mừng Đức Mẹ chấp nhận cầu bầu cho nhân loại với tư cách là Đấng Trung Gian”.
Nhiều thánh tiến sĩ Giáo hội, nhà thần bí, các thánh và các cây bút xuyên suốt lịch sử đã ca tụng Đức Mẹ là Đấng Trung Gian. Thế kỷ VIII, Thánh Germanus viết: “Không ai được trao một tặng phẩm nào nếu không qua Ngài, lạy Đấng Tinh Tuyền; không ân sủng nào của Lòng Thương Xót được tỏ hiện cho bất cứ ai nếu không qua Ngài, lạy Đấng Đáng Tôn Kính bậc nhất”.
Thế kỷ XIII, Thánh Albertô Cả viết: “Đức Mẹ được gọi là ‘Của Thiên Đàng’ thì rất đúng vì mọi thụ tạo đều đến qua Đức Mẹ”. Thế kỷ XV, Thánh Bernardine thành Siena viết: “Đây là quá trình ân sủng: Từ Thiên Chúa tới Đức Kitô, từ Đức Kitô tới Đức Mẹ và từ Đức Mẹ tới Giáo hội”.
Áo Đức Bà thần kỳ
Sự thật về vai trò đặc biệt của Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng được tái củng cố nhờ việc Đức Mẹ hiện ra ngày 27-11-1830. Đức Mẹ hiện ra với nữ tu Catherine Laboure tại Pháp và yêu cầu làm ảnh đeo kính Đức Mẹ. Ảnh đeo này làm đúng theo mẫu Đức Mẹ đề nghị, được gọi là “Áo Đức Bà Thần Kỳ” vì nhiều phép lạ đã xảy ra.
Tầm quan trọng của việc Đức Mẹ hiện ra là để trao ban cho chúng ta, qua nữ tu Catherine, biết sự thể hiện hữu hình về vai trò của Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng, và Đức Mẹ đã yêu cầu tạc ảnh Đức Mẹ như vậy. Thị kiến mô tả vai trò của Đức Mẹ là Đấng Trung Gian, với các ân sủng được ban phát từ đôi tay Mẹ, biểu thị là hai tia sáng. Nữ tu Catherine mô tả thị kiến:
… Chân của Đức Mẹ đứng trên trái cầu màu trắng, nửa trái cầu thôi, hoặc ít ra là tôi chỉ thấy một nửa. Có một con rắn xanh với mắt vàng. Tay Đức Mẹ nâng cao lên trên bụng một trái cầu vàng có Thánh Giá nhỏ, với tư thế thoải mài và như thể dâng lên Thiên Chúa, trái cầu đó là thế giới. Mắt Mẹ ngước lên trời, rồi nhìn xuống. Mặt Mẹ đẹp lắm, tôi không thể mô tả được.
Bất ngờ, tôi thấy những chiếc nhẫn trên các ngón tay của Đức Mẹ, mỗi ngón có ba chiếc nhẫn, chiếc nhẫn lớn nhất ở sát cuối ngón tay, chiếc nhẫn lớn vừa ở giữa, chiếc nhẫn nhỏ ở trên cùng. Mỗi chiếc nhẫn có dát ngọn, có những hạt đẹp hơn những hạt khác; những hạt lớn phát ánh sáng lớn, những hạt nhỏ phát ánh sáng nhỏ; các tia sáng lóe sáng chói đến nỗi tôi không còn nhìn thấy các ngón tay của Đức Mẹ....
Đó là biểu tượng của các ân sủng mà Mẹ ban cho những ai cầu xin. Điều này khiến tôi nhận thấy cần thiết phải cầu xin Đức Mẹ và Đức Mẹ rất rộng lòng với những ai cầu xin Đức Mẹ, Đức Mẹ ban các ân sủng cho những người cầu xin, và Đức Mẹ vui mừng trao ban.
Các hạt ngọc không tỏa sáng là các ân sủng không được các linh hồn cầu xin. Lúc này, tôi rất vui vì tôi không còn biết tôi đang ở đâu. Một khung gần giống hình trái xoan bao quanh Đức Mẹ. Trong đó có các chữ vàng: LẠY MẸ MARIA, VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, XIN CẦU CHO CHÚNG CON LÀ NHỮNG NGƯỜI CẬY TRÔNG MẸ.
Kẻ khờ của Đức Mẹ
Thánh Maximilian Kolbe là linh mục dòng Phanxicô, tử đạo ngày 14-8-1941 tại trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã, ngài động lòng trắc ẩn nên chịu chết thay một tử tù còn có vợ con. Cái chết của ngài là đỉnh điểm của sự sống hoàn toàn tận hiến cho Đức Mẹ. Thánh Maximilian Kolbe được mệnh danh là “Kẻ Khờ của Đức Mẹ”, vì ngài đã làm mọi thứ vì Đức Mẹ.
Thánh Maximilian sáng lập Hội “Militia Immaculata” (Đạo Binh Vô Nhiễm), một phong trào sùng kính Đức Mẹ trên khắp thế giới. Tiến sĩ Mark Miravalle là thành viên của Hội này và là người sáng lập Phong trào Vox Populi (Phong trào Tiếng Nói Chung) mà hiện nay đang thỉnh cầu Giáo hội tuyên bố tín điều thứ năm về Đức Mẹ.
TS Miravalle nói rằng Phong trào Vox Populi không là phong trào mới, vì có ý nghĩa thực tế, pong trào thỉnh cầu của thế kỷ XX thỉnh cầu Giáo hội công bố tín điều Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, và đặc biệt là Đấng Trung Gian, đã được Thánh Maximilian Kolbe đề xuất từ thập niên 1930. Thánh Maximilian đã cung cấp các tài liệu thần học được TS Miravalle sử dụng và các thần học gia khác sử dụng khi bảo vệ tín lý.
Tại sao Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng? Để trả lời vấn đề này, Thánh Maximilian nói rằng đó là điều quan trọng để hiểu các vai trò của Ba Ngôi trong mầu nhiệm Tam Vị Nhất Thể, đặc biệt là Chúa Thánh Thần, và để hiểu mối quan hệ của Đức Mẹ đối với Chúa Thánh Thần. Chúa Cha là Đấng Tạo Dựng, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Vai trò của Chúa Thánh Thần là làm chúng ta nên thánh. Ngài thực hiện bằng cách ban cho chúng ta những ơn cần thiết. Mọi ân sủng của Đức Kitô nhờ cái chết của Ngài được Chúa Thánh Thần ban phát.
Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần kết hiệp mật thiết với Đức Mẹ, đến nỗi Đức Mẹ được gọi là “Vị Hôn Thê của Chúa Thánh Thần” (x. Lc 1:28, 35, 41-42; Cv 1:14, Cv 2:4). Đấng Thánh Hóa đã thánh hóa Trinh Nữ Maria tới mức Mẹ trở nên hoàn hảo – không tì vết, không tội lỗi, Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đức Mẹ là triều thiên vinh quang, là kiệt tác của Chúa Thánh Thần trong công cuộc thánh hóa. Sự kết hiệp của Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ hoàn hảo tới mức trở thành sự kết hiệp thần bí, đem đến cho thế gian mọi ân sủng: Đức Giêsu Kitô. Sứ thần đã nói với Đức Mẹ lúc truyền tin: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1:35).
Vì sự kết hiệp hoàn hảo của Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ, Chúa Thánh Thần chỉ hành động bằng và qua Đấng Vô Nhiễm, Hôn Thê của Ngài. Vì thế, Đức Mẹ là khí cụ của Chúa Thánh Thần trong sự kết hiệp đó, sứ vụ thánh hóa: nghĩa là, trong việc làm cho người ta nên thánh qua sự phân phát các ân sủng. Vì mọi ân sủng cứu độ đến với thế gian qua Đức Mẹ, Hôn Thê của Chúa Thánh Thần, thế nên Đức Mẹ được coi là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng.
Đấng Trung Gian và thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II
Thánh GH Gioan Phaolô II là người tin mãnh liệt vào giáo lý về Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng, như chứng cớ qua nhiều văn bản và lời tuyên bố của ngài về vấn đề này. Trong cuộc tiếp kiến chung ngày 24-9-1997, Thánh GH Gioan Phaolô II: “...các Kitô hữu cầu xin Đức Maria là Đấng Bầu Cử, Đấng Cứu Giúp, Đấng Ban Ơn và Đấng Trung Gian. Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta, che chở và bảo vệ chúng ta, giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cần, nâng đỡ những người sa ngã, và chuyển lời cầu của chúng ta lên Đức Kitô, rồi tiếp tục cầu bầu cho chúng ta”.
Thánh GH Gioan Phaolô II viết về vai trò của Đức Mẹ là Đấng Trung Gian ngay trong các văn bản chính thức của ngài. Năm 1987, trong tông thư Redemptoris Mater (Mẹ của Đấng Cứu Thế), Thánh GH Gioan Phaolô II giải thích rằng Đức Maria là Đấng Trung Gian vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa: “Sự hòa giải của Đức Mẹ liên quan Tình Mẫu Tử. ...Với cái chết cứu độ của Chúa Con, sự hòa giải của một Nữ Tỳ của Chúa đã xảy ra ở chiều kích hoàn vũ, vì công cuộc cứu độ bao gồm cả nhân loại ...Qua vai trò phụ thuộc, sự hợp tác của Đức Maria chia sẻ tính phổ cập của Ơn Cứu Độ, với vai trò là Đấng Trung Gian”.
Vấn đề chính: Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian duy nhất?
Những người đối lập với giáo lý này, nhất là những người ngoài Công giáo, viện cớ câu trong thư gởi Timôthê, nói rằng Đức Maria không thể là Đấng Trung Gian vì Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian DUY NHẤT giữa Thiên Chúa và nhân loại: “Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi” (1 Tm 2:5-6).
Tuy nhiên, để làm sáng tỏ từ ngữ Hy Lạp về chữ “duy nhất” trong đoạn văn đó là EIS – nghĩa là “thứ nhất” hoặc “nguyên thủy” chứ không là MONOS – nghĩa là “chỉ có” hoặc “độc nhất”. Trong buổi tiếp kiến chung ngày 1-10-1997, Thánh GH Gioan Phaolô II đã có sứ điệp này: “Thánh Phaolô tuyên bố rằng Đức Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất (x. 1 Tm 2:5-6), và loại trừ bất kỳ dạng điều đình nào tương tự, nhưng ngài không nói là sự điều đình phụ thuộc. Thật vậy, mọi người được mời gọi hợp tác với Đức Kitô trong công cuộc cứu độ. Vai trò hòa giải của Đức Mẹ bắt nguồn từ vai trò hòa giải của Đức Kitô. Đó không là chướng ngại vật đối với vai trò hòa giải hoàn hảo và duy nhất của Đức Kitô, nhưng làm sáng tỏ và hiệu quả hơn”.
Vì thế, đoạn văn đó không loại trừ tính khả dĩ của Người Trung Gian KHÁC, giữa Chúa Giêsu và nhân loại – tức là Đức Mẹ, Đấng Trung Gian. Cuối cùng, Chúa Giêsu VẪN LÀ THIÊN CHÚA! Lẽ nào chúng ta lại không cần một Đấng Trung Gian với Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa, đồng đẳng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần? Trong cuốn “True Devotion to Mary” (Lòng Sùng Kính Đích Thực Dành Cho Mẹ Maria – một cuốn sách có ảnh hưởng nhiều trong cuộc đời của Thánh GH Gioan Phaolô II), Thánh Louis de Montfort nói rằng chúng ta cần Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta với Thiên Chúa: “Chúng ta không cần một Đấng Trung Gian với chính Đấng Trung Gian Giêsu Kitô sao? Chúng ta thuần khiết tới mức có thể kết hiệp trực tiếp với Đức Kitô sao? Đức Kitô không là Thiên Chúa đồng đẳng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần sao? Ngài không là Đấng Thánh của các Thánh và không đáng tôn xưng là Cha Ngài sao?”.
Xa lộ lên trời
Chúng ta thường nghe nói rằng “không dễ vào Nước Trời”. Đúng là không dễ đâu, vì chúng ta mang bản tính con người sa ngã, và lúc nào cũng bị kẻ thù tấn công dữ dội, làm tâm hồn chúng ta chai cứng. Nhưng dù bản chất sa ngã, dù mưu ma chước quỷ, vẩn có “đường tắt” cho chúng ta đi nhanh hơn: Đức Mẹ là Đấng Trung Gian.
Đức Mẹ là Xa Lộ được Thiên Chúa dùng để đến với chúng ta. Chúa Giêsu đã dành 30 năm ở với Đức Mẹ và chỉ dành 3 năm cho nhân loại. Đức Mẹ là phương cách DUY NHẤT được Thiên Chúa chọn để đến với chúng ta. Nếu vậy, lẽ nào không thể có con đường nào TỐT HƠN con đường là Đức Maria sao? Con đường nào đến với Chúa Con tốt hơn con đường qua Đức Mẹ? Con đường nào đến với Thiên Chúa tốt hơn con đường qua Đức Mẹ, Đấng Trung Gian, Thủ Kho Ân Sủng và Đấng Phân Phát mọi ân sủng của Nước Trời? Trong cuốn “True Devotion to Mary”, Thánh Louis de Montfort tóm lược: “Hãy chỉ cho tôi con đường mới dẫn tới Đức Kitô. Đó là con đường có lát các công trạng của Đức Mẹ, và được trang trí bằng các nhân đức anh hùng của Đức Mẹ. Con đường đó được thắp sáng bằng vẻ đẹp của các thiên thần, có các thánh và các thiên thần hướng dẫn, giúp đỡ, và bảo vệ các du khách. Hãy chỉ cho tôi con đường như vậy, và tôi sẽ chọn Con Đường Đức Maria. Amen, amen, tôi dám nói như vậy, tôi thích Con Đường Vô Nhiễm, con đường đó không có tì vết nào, không có tội nguyên tổ và tội lỗi, con đường đó không có bóng tối hoặc bóng râm nào”.
ARTHUR POLICARPIO
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)
Sau đó, cha tôi hiền như chiên con ở bên mẹ, dù cha tôi là giám đốc một công ty. Quả thật, uy tín của người mẹ rất mạnh mẽ đối với những đứa con.
Cách thức của Thiên Chúa
Dù là Tạo Hóa, là Đấng tạo dựng vũ trụ, Chúa Giêsu vẫn vâng lời Đức Mẹ. Chúng ta hãy dừng lại để suy tư về ý tưởng này.
Thiên Chúa có thể đến thế gian bằng vô vàn cách khác. Ngài có thể mở trời ra, xuống thế gian với cơ binh thiên thần rất oai phong lẫm liệt. Thế nhưng Ngài lại chọn cách đi qua Đức Mẹ.
Tại sao Ngài đến thế gian qua Đức Mẹ? Tại sao Ngài ở 9 tháng trong cung lòng Đức Mẹ? Tại sao hoàn toàn đáng tin mọi điều về Đức Mẹ – về thực phẩm, sự nuôi dưỡng, sự ấm áp, sự bảo vệ, sự an toàn, sống hoàn toàn phụ thuộc Đức Mẹ? Tại sao Ngài sống bên Đức Mẹ suốt 33 năm, nhưng chỉ có 3 năm sống với thế giới?
Đấng phân phát mọi ân sủng
Phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu được thực hiện qua lời yêu cầu của Đức Mẹ. Qua phép lạ tại tiệc cưới Cana, Đức Mẹ cho thấy ý nghĩa đầy đủ của giáo lý về việc Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng. Đức Mẹ bầu cử cho chúng ta trước mặt Chúa để chúng ta nhận được các ân sủng chúng ta cần hằng ngày, và nhất là đối với ơn cứu độ của chúng ta.
Viên ngọc quý thứ nhì trong triều thiên của Đức Mẹ là tín điều thứ năm được đề nghị: Đức Maria là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian và Trạng Sư (Co-Redemptrix, Mediatrix and Advocate). Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng, nghĩa là MỌI ÂN SỦNG của MỌI THỜI ĐẠI được Thiên Chúa ban cho nhân loại qua đôi tay của Đức Mẹ.
Có ý gì khi chúng ta nói chữ “ân sủng”? Tác giả Leo Trese viết trong cuốn “The Faith Explained” (Giải Thích Đức Tin), viết: “…Ân sủng là tặng phẩm siêu nhiên nội tâm được Thiên Chúa ban cho chúng ta nhờ công trạng của Đức Kitô để cứu độ chúng ta”.
Ân sủng là tặng phẩm nội tâm được Thiên Chúa ban cho chúng ta QUA ĐỨC MẸ để giúp chúng ta nên thánh và đạt được sự sống đời đời. Ân sủng là các xung lực của Chúa, các ánh sáng tâm linh đó thường thúc giục chúng ta làm điều tốt chứ đừng làm điều xấu. Thiếu ân sủng, chúng ta sẽ không thoát khỏi tầm lưới tinh vi của ma quỷ.
Và không có Đức Mẹ, Đấng DUY NHẤT canh giữ kho tàng ân sủng và ban phát ân sủng, Đấng trợ giúp chiến thắng ma quỷ để chúng ta được cứu độ, chúng ta sẽ thua trắng. Thánh Antoninus đã viết: “Bất kỳ ai kêu xin và muốn nhận ân sủng mà không có sự can thiệp của Đức Mẹ, mọi nỗ lực đều vô ích”.
Đấng Trung Gian trong truyền thống Giáo hội
Từ đầu thế kỷ thứ IV, các thánh và các giáo phụ đã tôn xưng Đức Maria là Đấng Trung Gian (Mediatrix) hoặc Người Điều Đình (Mediator). Thế kỷ IV, Thánh Ephraem nói: “Với sự điều đình, bạn là Người Trung Gian của cả thế giới”. Antipater Bostra, một trong các giáo phụ của Công đồng Ê-phê-sô (năm 431 sau công nguyên), viết: “Kính mừng Đức Mẹ chấp nhận cầu bầu cho nhân loại với tư cách là Đấng Trung Gian”.
Nhiều thánh tiến sĩ Giáo hội, nhà thần bí, các thánh và các cây bút xuyên suốt lịch sử đã ca tụng Đức Mẹ là Đấng Trung Gian. Thế kỷ VIII, Thánh Germanus viết: “Không ai được trao một tặng phẩm nào nếu không qua Ngài, lạy Đấng Tinh Tuyền; không ân sủng nào của Lòng Thương Xót được tỏ hiện cho bất cứ ai nếu không qua Ngài, lạy Đấng Đáng Tôn Kính bậc nhất”.
Thế kỷ XIII, Thánh Albertô Cả viết: “Đức Mẹ được gọi là ‘Của Thiên Đàng’ thì rất đúng vì mọi thụ tạo đều đến qua Đức Mẹ”. Thế kỷ XV, Thánh Bernardine thành Siena viết: “Đây là quá trình ân sủng: Từ Thiên Chúa tới Đức Kitô, từ Đức Kitô tới Đức Mẹ và từ Đức Mẹ tới Giáo hội”.
Áo Đức Bà thần kỳ
Sự thật về vai trò đặc biệt của Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng được tái củng cố nhờ việc Đức Mẹ hiện ra ngày 27-11-1830. Đức Mẹ hiện ra với nữ tu Catherine Laboure tại Pháp và yêu cầu làm ảnh đeo kính Đức Mẹ. Ảnh đeo này làm đúng theo mẫu Đức Mẹ đề nghị, được gọi là “Áo Đức Bà Thần Kỳ” vì nhiều phép lạ đã xảy ra.
Tầm quan trọng của việc Đức Mẹ hiện ra là để trao ban cho chúng ta, qua nữ tu Catherine, biết sự thể hiện hữu hình về vai trò của Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng, và Đức Mẹ đã yêu cầu tạc ảnh Đức Mẹ như vậy. Thị kiến mô tả vai trò của Đức Mẹ là Đấng Trung Gian, với các ân sủng được ban phát từ đôi tay Mẹ, biểu thị là hai tia sáng. Nữ tu Catherine mô tả thị kiến:
… Chân của Đức Mẹ đứng trên trái cầu màu trắng, nửa trái cầu thôi, hoặc ít ra là tôi chỉ thấy một nửa. Có một con rắn xanh với mắt vàng. Tay Đức Mẹ nâng cao lên trên bụng một trái cầu vàng có Thánh Giá nhỏ, với tư thế thoải mài và như thể dâng lên Thiên Chúa, trái cầu đó là thế giới. Mắt Mẹ ngước lên trời, rồi nhìn xuống. Mặt Mẹ đẹp lắm, tôi không thể mô tả được.
Bất ngờ, tôi thấy những chiếc nhẫn trên các ngón tay của Đức Mẹ, mỗi ngón có ba chiếc nhẫn, chiếc nhẫn lớn nhất ở sát cuối ngón tay, chiếc nhẫn lớn vừa ở giữa, chiếc nhẫn nhỏ ở trên cùng. Mỗi chiếc nhẫn có dát ngọn, có những hạt đẹp hơn những hạt khác; những hạt lớn phát ánh sáng lớn, những hạt nhỏ phát ánh sáng nhỏ; các tia sáng lóe sáng chói đến nỗi tôi không còn nhìn thấy các ngón tay của Đức Mẹ....
Đó là biểu tượng của các ân sủng mà Mẹ ban cho những ai cầu xin. Điều này khiến tôi nhận thấy cần thiết phải cầu xin Đức Mẹ và Đức Mẹ rất rộng lòng với những ai cầu xin Đức Mẹ, Đức Mẹ ban các ân sủng cho những người cầu xin, và Đức Mẹ vui mừng trao ban.
Các hạt ngọc không tỏa sáng là các ân sủng không được các linh hồn cầu xin. Lúc này, tôi rất vui vì tôi không còn biết tôi đang ở đâu. Một khung gần giống hình trái xoan bao quanh Đức Mẹ. Trong đó có các chữ vàng: LẠY MẸ MARIA, VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, XIN CẦU CHO CHÚNG CON LÀ NHỮNG NGƯỜI CẬY TRÔNG MẸ.
Kẻ khờ của Đức Mẹ
Thánh Maximilian Kolbe là linh mục dòng Phanxicô, tử đạo ngày 14-8-1941 tại trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã, ngài động lòng trắc ẩn nên chịu chết thay một tử tù còn có vợ con. Cái chết của ngài là đỉnh điểm của sự sống hoàn toàn tận hiến cho Đức Mẹ. Thánh Maximilian Kolbe được mệnh danh là “Kẻ Khờ của Đức Mẹ”, vì ngài đã làm mọi thứ vì Đức Mẹ.
Thánh Maximilian sáng lập Hội “Militia Immaculata” (Đạo Binh Vô Nhiễm), một phong trào sùng kính Đức Mẹ trên khắp thế giới. Tiến sĩ Mark Miravalle là thành viên của Hội này và là người sáng lập Phong trào Vox Populi (Phong trào Tiếng Nói Chung) mà hiện nay đang thỉnh cầu Giáo hội tuyên bố tín điều thứ năm về Đức Mẹ.
TS Miravalle nói rằng Phong trào Vox Populi không là phong trào mới, vì có ý nghĩa thực tế, pong trào thỉnh cầu của thế kỷ XX thỉnh cầu Giáo hội công bố tín điều Đức Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, và đặc biệt là Đấng Trung Gian, đã được Thánh Maximilian Kolbe đề xuất từ thập niên 1930. Thánh Maximilian đã cung cấp các tài liệu thần học được TS Miravalle sử dụng và các thần học gia khác sử dụng khi bảo vệ tín lý.
Tại sao Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng? Để trả lời vấn đề này, Thánh Maximilian nói rằng đó là điều quan trọng để hiểu các vai trò của Ba Ngôi trong mầu nhiệm Tam Vị Nhất Thể, đặc biệt là Chúa Thánh Thần, và để hiểu mối quan hệ của Đức Mẹ đối với Chúa Thánh Thần. Chúa Cha là Đấng Tạo Dựng, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Vai trò của Chúa Thánh Thần là làm chúng ta nên thánh. Ngài thực hiện bằng cách ban cho chúng ta những ơn cần thiết. Mọi ân sủng của Đức Kitô nhờ cái chết của Ngài được Chúa Thánh Thần ban phát.
Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần kết hiệp mật thiết với Đức Mẹ, đến nỗi Đức Mẹ được gọi là “Vị Hôn Thê của Chúa Thánh Thần” (x. Lc 1:28, 35, 41-42; Cv 1:14, Cv 2:4). Đấng Thánh Hóa đã thánh hóa Trinh Nữ Maria tới mức Mẹ trở nên hoàn hảo – không tì vết, không tội lỗi, Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đức Mẹ là triều thiên vinh quang, là kiệt tác của Chúa Thánh Thần trong công cuộc thánh hóa. Sự kết hiệp của Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ hoàn hảo tới mức trở thành sự kết hiệp thần bí, đem đến cho thế gian mọi ân sủng: Đức Giêsu Kitô. Sứ thần đã nói với Đức Mẹ lúc truyền tin: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1:35).
Vì sự kết hiệp hoàn hảo của Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ, Chúa Thánh Thần chỉ hành động bằng và qua Đấng Vô Nhiễm, Hôn Thê của Ngài. Vì thế, Đức Mẹ là khí cụ của Chúa Thánh Thần trong sự kết hiệp đó, sứ vụ thánh hóa: nghĩa là, trong việc làm cho người ta nên thánh qua sự phân phát các ân sủng. Vì mọi ân sủng cứu độ đến với thế gian qua Đức Mẹ, Hôn Thê của Chúa Thánh Thần, thế nên Đức Mẹ được coi là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng.
Đấng Trung Gian và thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II
Thánh GH Gioan Phaolô II là người tin mãnh liệt vào giáo lý về Đức Mẹ là Đấng Trung Gian của mọi ân sủng, như chứng cớ qua nhiều văn bản và lời tuyên bố của ngài về vấn đề này. Trong cuộc tiếp kiến chung ngày 24-9-1997, Thánh GH Gioan Phaolô II: “...các Kitô hữu cầu xin Đức Maria là Đấng Bầu Cử, Đấng Cứu Giúp, Đấng Ban Ơn và Đấng Trung Gian. Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta, che chở và bảo vệ chúng ta, giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cần, nâng đỡ những người sa ngã, và chuyển lời cầu của chúng ta lên Đức Kitô, rồi tiếp tục cầu bầu cho chúng ta”.
Thánh GH Gioan Phaolô II viết về vai trò của Đức Mẹ là Đấng Trung Gian ngay trong các văn bản chính thức của ngài. Năm 1987, trong tông thư Redemptoris Mater (Mẹ của Đấng Cứu Thế), Thánh GH Gioan Phaolô II giải thích rằng Đức Maria là Đấng Trung Gian vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa: “Sự hòa giải của Đức Mẹ liên quan Tình Mẫu Tử. ...Với cái chết cứu độ của Chúa Con, sự hòa giải của một Nữ Tỳ của Chúa đã xảy ra ở chiều kích hoàn vũ, vì công cuộc cứu độ bao gồm cả nhân loại ...Qua vai trò phụ thuộc, sự hợp tác của Đức Maria chia sẻ tính phổ cập của Ơn Cứu Độ, với vai trò là Đấng Trung Gian”.
Vấn đề chính: Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian duy nhất?
Những người đối lập với giáo lý này, nhất là những người ngoài Công giáo, viện cớ câu trong thư gởi Timôthê, nói rằng Đức Maria không thể là Đấng Trung Gian vì Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian DUY NHẤT giữa Thiên Chúa và nhân loại: “Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi” (1 Tm 2:5-6).
Tuy nhiên, để làm sáng tỏ từ ngữ Hy Lạp về chữ “duy nhất” trong đoạn văn đó là EIS – nghĩa là “thứ nhất” hoặc “nguyên thủy” chứ không là MONOS – nghĩa là “chỉ có” hoặc “độc nhất”. Trong buổi tiếp kiến chung ngày 1-10-1997, Thánh GH Gioan Phaolô II đã có sứ điệp này: “Thánh Phaolô tuyên bố rằng Đức Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất (x. 1 Tm 2:5-6), và loại trừ bất kỳ dạng điều đình nào tương tự, nhưng ngài không nói là sự điều đình phụ thuộc. Thật vậy, mọi người được mời gọi hợp tác với Đức Kitô trong công cuộc cứu độ. Vai trò hòa giải của Đức Mẹ bắt nguồn từ vai trò hòa giải của Đức Kitô. Đó không là chướng ngại vật đối với vai trò hòa giải hoàn hảo và duy nhất của Đức Kitô, nhưng làm sáng tỏ và hiệu quả hơn”.
Vì thế, đoạn văn đó không loại trừ tính khả dĩ của Người Trung Gian KHÁC, giữa Chúa Giêsu và nhân loại – tức là Đức Mẹ, Đấng Trung Gian. Cuối cùng, Chúa Giêsu VẪN LÀ THIÊN CHÚA! Lẽ nào chúng ta lại không cần một Đấng Trung Gian với Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa, đồng đẳng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần? Trong cuốn “True Devotion to Mary” (Lòng Sùng Kính Đích Thực Dành Cho Mẹ Maria – một cuốn sách có ảnh hưởng nhiều trong cuộc đời của Thánh GH Gioan Phaolô II), Thánh Louis de Montfort nói rằng chúng ta cần Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta với Thiên Chúa: “Chúng ta không cần một Đấng Trung Gian với chính Đấng Trung Gian Giêsu Kitô sao? Chúng ta thuần khiết tới mức có thể kết hiệp trực tiếp với Đức Kitô sao? Đức Kitô không là Thiên Chúa đồng đẳng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần sao? Ngài không là Đấng Thánh của các Thánh và không đáng tôn xưng là Cha Ngài sao?”.
Xa lộ lên trời
Chúng ta thường nghe nói rằng “không dễ vào Nước Trời”. Đúng là không dễ đâu, vì chúng ta mang bản tính con người sa ngã, và lúc nào cũng bị kẻ thù tấn công dữ dội, làm tâm hồn chúng ta chai cứng. Nhưng dù bản chất sa ngã, dù mưu ma chước quỷ, vẩn có “đường tắt” cho chúng ta đi nhanh hơn: Đức Mẹ là Đấng Trung Gian.
Đức Mẹ là Xa Lộ được Thiên Chúa dùng để đến với chúng ta. Chúa Giêsu đã dành 30 năm ở với Đức Mẹ và chỉ dành 3 năm cho nhân loại. Đức Mẹ là phương cách DUY NHẤT được Thiên Chúa chọn để đến với chúng ta. Nếu vậy, lẽ nào không thể có con đường nào TỐT HƠN con đường là Đức Maria sao? Con đường nào đến với Chúa Con tốt hơn con đường qua Đức Mẹ? Con đường nào đến với Thiên Chúa tốt hơn con đường qua Đức Mẹ, Đấng Trung Gian, Thủ Kho Ân Sủng và Đấng Phân Phát mọi ân sủng của Nước Trời? Trong cuốn “True Devotion to Mary”, Thánh Louis de Montfort tóm lược: “Hãy chỉ cho tôi con đường mới dẫn tới Đức Kitô. Đó là con đường có lát các công trạng của Đức Mẹ, và được trang trí bằng các nhân đức anh hùng của Đức Mẹ. Con đường đó được thắp sáng bằng vẻ đẹp của các thiên thần, có các thánh và các thiên thần hướng dẫn, giúp đỡ, và bảo vệ các du khách. Hãy chỉ cho tôi con đường như vậy, và tôi sẽ chọn Con Đường Đức Maria. Amen, amen, tôi dám nói như vậy, tôi thích Con Đường Vô Nhiễm, con đường đó không có tì vết nào, không có tội nguyên tổ và tội lỗi, con đường đó không có bóng tối hoặc bóng râm nào”.
ARTHUR POLICARPIO
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)
Đăng nhận xét Bình luận bằng Google Bình luận bằng Disqus
Lưu ý:
- Để bình luận, bạn phải đăng nhập bằng tài khoản Google
- Bấm vào nút Biểu Tượng Cảm Xúc và làm theo hướng dẫn để chèn Biểu Tượng Cảm Xúc